1. Sò huyết
Sò huyết có hàm lượng đạm quý, giàu kẽm, giàu sắt, rất tốt cho quá trình tạo máu. Tuy nhiên, lưu ý là sò sống trong bùn và nước, rất dễ mang nhiều loài vi khuẩn, ký sinh trùng, hoặc có thể bị nhiễm độc nếu vùng nước đó bị ô nhiễm. Để an toàn, bạn nên chọn mua sò có nguồn gốc rõ ràng, tươi sống, nấu chín kỹ.
2. Rau cần
Đây là một trong những bài thuốc đông y hay và lành tính cho trẻ. Để trị chứng xanh xao, thiếu máu, mất máu ở trẻ, bạn có thể nấu rau cần với thịt bò cho con ăn nước và một ít cái (tùy độ tuổi của trẻ mà có thể băm nhuyễn thịt bò, rau cần hay thái nhỏ). Ăn đều một thời gian sẽ cho kết quả tốt. Món này có thể áp dụng với trẻ trên 2 tuổi.
3. Bí đỏ
Bí đỏ chứa nhiều protein, vitamin, axit amin, sắt… rất tốt cho việc giúp “bổ máu”. Bí đỏ lại lành tính, mềm, dễ dàng tiêu hóa, rất tốt cho trẻ nhỏ ngay ở tuổi còn ăn dặm. Trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở đi đã có thể được cho ăn canh bí đỏ, mỗi ngày một ít rồi.
4. Mía
Thay vì cho con uống những lon nước ngọt có ga không hề tốt cho sức khỏe của trẻ, bạn có thể thay vào đó, vài ngày trong tuần cho bé uống một ly nước mía. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất, rất tốt cho quá trình tạo máu.
5. Nho
Có thể chọn những quả nho Mỹ, lột vỏ, tách hạt và cho bé ăn. Cũng như bí đỏ hoặc mía, nho chứa nhiều sắt, các vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu, các axit amin… Những chất này đều rất cần thiết cho việc bổ sung máu cho cơ thể. Một chút nước ép nho cho con mỗi ngày cũng là một gợi ý hay.
6. Đào
Thịt quả đào chứa rất nhiều sắt, chỉ đứng sau quả anh đào. Ăn đào vì thế sẽ giúp thúc đẩy khả năng tái sinh hemoglobin, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Đào có vị ngọt thanh, chua nhẹ cũng dễ kích thích ngon miệng, giúp bé dễ ăn.