Mẹ và Con - Răng ê buốt không chỉ phá hỏng cuộc vui của bạn và khiến bạn đau nhức, khó chịu. Bỏ túi ngay những cách giảm ê buốt răng trong bài viết sau đây bạn nhé!

Giải nhiệt mùa hè với những thức uống mát lạnh là điều thật tuyệt vời. Nhưng với nhiều người thì điều đó chẳng mấy vui vẻ bởi tình trạng răng ê buốt khiến họ chẳng thể thưởng thức những món ăn này. Để giảm ê buốt răng, bạn hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây để tận hưởng một mùa hè thật sảng khoái nhé! 

Nguyên nhân gây răng ê buốt

Răng trở nên nhạy cảm hơn khi men răng bị mòn. Điều này khiến lớp ngà bên dưới có thể trở nên dễ thấm hơn, cho phép chất lỏng và khí đi qua nó dễ dàng hơn. Bên dưới lớp ngà răng là tủy răng, nơi chứa nhiều đầu dây thần kinh và mạch máu. Khi các chất lỏng đi qua ngà răng để đến các đầu dây thần kinh này có thể gây nên cơn đau. 

Những việc làm dưới đây có thể làm mòn men răng và dẫn tới ê buốt răng: 

  • Chải răng quá kỹ, làm mòn các lớp bảo vệ của răng, làm lộ ra các ống tủy siêu nhỏ dẫn đến dây thần kinh răng miệng. 
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam chanh, kiwi, dưa chua… 
  • Thường xuyên cạo vôi răng hoặc mài răng, dần dần làm lộ ngà răng.
  • Dùng kem đánh răng làm trắng răng, nếu bạn dùng lâu dài sẽ gây tổn hại men răng.
  • Sử dụng nước súc miệng quá nhiều có thể làm răng nhạy cảm hơn do một số loại nước súc miệng có chứa cồn và các hóa chất khác.
  • Mắc bệnh nướu răng.
  • Quá nhiều mảng bám quanh răng. 
  • Răng bị nứt hoặc sâu.
  • Vật liệu trám răng bị rơi ra, tích tụ trong các kẽ hở nhỏ của răng, gây ra sự tích tụ axit và phá vỡ men răng.
  • Răng lão hóa. 
  • Thường xuyên dùng thức uống giữ lạnh, dùng đá lạnh hoặc kem, các món ăn lạnh…

Biến chứng của răng ê buốt

Nếu không giảm ê buốt răng hoặc điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các tác hại sau: 

  • Gây tổn thương tủy răng và kéo theo một số vấn đề răng miệng.
  • Dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống: Người bị răng ê buốt phải kiêng khem các món ăn thức uống mình yêu thích, từ đó dễ sinh cáu kỉnh, bực bội.

Ê buốt răng miệng

Cách giảm ê buốt răng tại nhà

Tình trạng ê buốt răng khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng tới mức phải thường xuyên tới khám nha sĩ. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc răng miệng, làm giảm ê buốt răng ngay tại nhà để cải thiện tình trạng này, lấy lại hứng khởi cuộc sống.

Xem ngay: 7 sai lầm khi chăm sóc răng miệng 

Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt

Để giảm ê buốt răng, hãy sử dụng loại kem đánh răng riêng biệt cho tình trạng này. Loại kem đánh răng này có chứa các hợp chất giúp che chắn các đầu dây thần kinh khỏi tác động của chất kích thích. Kali nitrat là thành phần hoạt động mạnh nhất giúp ngăn chặn tín hiệu đau truyền từ một dây thần kinh trong răng đến não của bạn. Một số thành phần khác là canxi, natri, silica và photpho.

Sau một vài lần sử dụng kem đánh răng để giảm ê buốt thì độ nhạy cảm của răng cũng giảm dần. Để đạt được hiệu quả như ý thì bạn nên kết hợp dùng bàn chải đánh răng có lông mềm và dùng kèm thêm nước súc miệng có hàm lượng axit hoặc fluoride thấp.

Nghệ giúp giảm ê buốt răng

Một nghiên cứu năm 2014 phát hiện ra rằng chiết xuất từ ​​cây nghệ có hiệu quả như ibuprofen trong việc giảm đau do thoái hóa khớp gối. Hơn nữa, nghệ cũng là một phương thuốc Ayurvedic để giảm viêm. Củ nghệ có chứa chất curcumin, có thể giúp giảm đau.

Bạn có thể trộn tinh bột nghệ với nước để tạo hỗn hợp sền sệt vào thoa vào nướu để giảm ê buốt răng. Hoặc một công thức khác bạn có thể thử là tạo hỗn hợp bôi từ 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1⁄2 thìa cà phê muối, và 1⁄2 thìa cà phê dầu mù tạt. Sau đó, bôi lên răng và nướu hai lần một ngày để giảm đau.

nghệ giảm ê buốt răng

Súc miệng với dung dịch muối loãng

Muối là chất khử trùng hiệu quả giúp giảm viêm rất tốt. Để giảm ê buốt răng, bạn hãy súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần/ngày. Bạn có thể tìm mua các loại nước muối sinh lý tại nhà thuốc hoặc tự pha tại nhà với công thức ½ đến ¾ thìa cà phê muối hòa cùng một ly nước ấm. Sau đó súc miệng tối đa 30 giây và nhổ ra. Lưu ý không súc lại bằng nước sạch. 

Ôxi già (Hydrogen peroxide) “trị” răng ê buốt

Ôxi già (Hydrogen peroxide) cũng là một chất khử trùng nhẹ được sử dụng để xử lý vết cắt, vết bỏng và các vết thương khác nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chất này như một loại nước súc miệng để giảm ê buốt răng, chữa lành nướu và ngăn ngừa viêm. 

Cách thực hiện như sau:

  • Cho 1 thìa cà phê hydrogen peroxide vào nước ấm, trộn đều
  • Súc miệng trong tối đa 30 giây
  • Nhổ ra, súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hydrogen peroxide còn lại trong miệng.

Mật ong và nước ấm giúp giảm ê buốt răng

Bên cạnh nước muối thì mật ong cũng là một chất kháng khuẩn tự nhiên và vô cùng lành tính. Mật ong giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành, giảm đau, sưng và viêm. Để giảm ê buốt răng, hãy súc miệng hàng ngày với hỗn hợp mật ong pha nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Nước súc miệng này sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở miệng.

Mật ong và nước ấm giúp giảm ê buốt răng

Trà xanh

Trà xanh đã được nghiên cứu phòng chống ung thư, tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng chống oxy hóa và đặc tính chống viêm.Bên cạnh đó, trà xanh cũng có thể giúp ích cho sức khỏe răng miệng. Để điều trị răng nhạy cảm, làm chắc răng, giảm viêm và giảm ê buốt răng, bạn có thể sử dụng trà xanh không đường làm nước súc miệng hai lần một ngày.

Cách biện pháp phòng ngừa răng ê buốt

Răng của chúng ta cần được bảo vệ trước những tác hại từ bên ngoài cũng như lối sinh hoạt hàng ngày. Để có một hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa ê buốt, cần lưu ý một số biện pháp dưới đây: 

  • Đánh răng đúng cách hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa đúng cách để làm sạch răng mỗi ngày một lần.
  • Nghỉ ngơi sau khi làm trắng răng
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường, nhiều tinh bột và nhiều axit.
  • Hạn chế uống rượu
  • Đeo dụng cụ bảo vệ miệng vào ban đêm để ngăn chặn tình trạng nghiến răng.
  • Gặp nha sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng răng miệng.
  • Bỏ hút thuốc lá.

Răng ê buốt khi nào cần đến gặp nha sĩ?

Nếu bạn cảm thấy đau răng liên tục dù đã áp dụng các cách giảm ê buốt răng thì cần đến gặp nha sĩ để khám. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như: 

  • Sử dụng gel fluor hoặc các chất giải mẫn cảm
  • Trám răng
  • Bọc răng
  • Một lớp phủ trên răng
  • Phẫu thuật ghép nướu
  • Lấy tủy răng

Răng ê buốt khi nào cần đến gặp nha sĩ

Nghiên cứu cho thấy một số biện pháp giảm ê buốt răng tại nhà có thể điều trị chứng ê buốt răng. Do đó, bạn cần kiên nhẫn và duy trì mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tình trạng ê buốt răng chủ yếu là do men răng bị bào mòn dần dần. Để tránh men răng bị bào mòn, chúng ta cần chú ý hơn tới sức khỏe và vệ sinh răng miệng hàng ngày nhé! 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.