Mẹ và Con - Cơ thể kháng insulin thường sẽ không có dấu hiệu nhận biết. Vậy làm sao để biết được cơ thể đang có sự thay đổi bất thường nguy hiểm này?

Một nghiên cứu cho thấy, cứ 10 người lớn trong độ tuổi từ 18 đến 44 thì có 4 người mắc tình trạng kháng insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 nhưng không hề hay biết. Hãy cẩn thận với những thay đổi trong cơ thể để có thể sớm nhận biết những dấu hiệu khi cơ thể bị kháng insulin bạn nhé!

Kháng insulin là gì?

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Thận (NIDDK), khi bạn bị kháng insulin, cơ thể bạn sẽ không phản ứng hiệu quả với insulin, một loại hormone đẩy glucose trong máu vào các tế bào nơi nó có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng.

Do đó, cơ thể cần nhiều insulin hơn để giúp các tế bào hấp thụ glucose. Điều này dẫn đến nồng độ insulin và glucose trong máu cao hơn và theo thời gian, có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe khác nhau như tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2.

Tình trạng kháng insulin có thể được kiểm soát và thậm chí “đảo ngược” khi được điều trị từ sớm. Vấn đề là kháng insulin thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Điều này có thể khiến việc nhận biết cơ thể bị kháng insulin trước khi tình trạng này tiến triển thành tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2 trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn cảnh báo những bất thường trong cơ thể có liên quan đến việc kháng insulin.

dấu hiệu cơ thể kháng insulin là gì

5 dấu hiệu nhận biết cơ thể bị kháng insulin

Làn da có sự thay đổi

Những thay đổi trên da là một trong những dấu hiệu ít được biết đến của tình trạng kháng insulin. Ở một số người, tình trạng kháng insulin có thể dẫn đến sự phát triển của các tmảng da sẫm màu trên cổ hoặc dưới nách. Tình trạng này được cho là liên quan đến việc sản xuất insulin quá mức.

Tăng cân

Theo Tạp chí Y học Lâm sàng năm 2019, tăng cân có thể là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin, đặc biệt là nếu bạn có mỡ bụng dư thừa gọi là mỡ nội tạng. Chỉ riêng việc tăng cân đã khiến bạn có nguy cơ phát triển tình trạng kháng insulin, nhưng bản thân tình trạng kháng insulin cũng có thể dẫn đến tăng cân, tạo thành một chu kỳ có thể tiến triển theo thời gian.

Một điều cần lưu ý chính là không phải ai tăng cân quá nhiều mới bị kháng insulin. Các thống kê cho thấy, hơn một nửa số người gặp tình trạng này chỉ tăng cân nhanh hơn bình thường, nhưng không đến mức béo phì. Nếu bạn chủ quan cho rằng mình chưa tăng cân quá nhiều thì không phải dấu hiệu của kháng insulin thì đây là một suy nghĩ sai lầm đấy nhé!

dấu hiệu nhận biết cơ thể kháng insulin

Luôn cảm thấy đói

Cơn đói chịu ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các hormone, một trong số đó là insulin. Với tình trạng kháng insulin, bạn có thể thường xuyên bị đói. Kháng insulin gây ra lượng đường trong máu cao, triệu chứng là tăng cảm giác đói. Vì thế, nếu bạn luôn cảm thấy đói, muốn ăn ngay cả khi đã ăn no, hãy cẩn thận với dấu hiệu bất thường này bạn nhé!

Xem thêm: 6 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường giai đoạn sớm, bạn cần biết

Sương mù não

Kháng insulin có nghĩa là glucose không dễ dàng có sẵn để cung cấp năng lượng cho các tế bào, bao gồm cả các tế bào trong não. Vì lý do này, bạn có thể cảm thấy tình trạng thường được gọi là “sương mù não”.

Nghiên cứu cho thấy những người bị kháng insulin có thể có hiệu suất nhận thức kém hơn so với những người không mắc tình trạng này, theo một nghiên cứu trong Nghiên cứu và Thực hành Lâm sàng về Bệnh tiểu đường năm 2020. Kháng insulin có thể làm suy yếu các quá trình quan trọng của não ảnh hưởng đến sự minh mẫn của tinh thần.

Bạn có mức năng lượng thấp

Khi bạn bị kháng insulin, các tế bào không nhận được năng lượng cần thiết từ glucose, bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi. Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều tình trạng sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn. Hãy chắc chắn trao đổi với bác sĩ về tình trạng mệt mỏi dai dẳng để có thể thăm khám kịp thời bạn nhé!

dấu hiệu kháng insulin

Chiến lược cải thiện và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin

Xây dựng các bữa ăn cân bằng

Các loại thực phẩm bạn ăn có tác động đáng kể đến lượng đường trong máu và có thể giúp ổn định mức độ đường trong máu trong suốt cả ngày. Khi thực hiện việc “đảo ngược” tình trạng kháng insulin, điều quan trọng là phải xây dựng chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡn, bao gồm protein, chất béo và chất xơ.

Tập trung vào thực phẩm chế biến tối thiểu

Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp,… rất giàu chất béo bão hòa hoặc đường hoặc cả hai, và chứa nhiều calo, khiến bạn dễ ăn quá nhiều, có thể dẫn đến tăng cân và hình thành mỡ nội tạng gây ra tình trạng kháng insulin.

Nếu bạn bị kháng insulin, bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc cùng với việc kiểm soát khẩu phần ăn và thời gian ăn uống nhất quán và cách đều nhau để giúp cải thiện độ nhạy insulin và giúp kiểm soát cân nặng.

Đừng sợ Carbohydrate

Carbohydrate thường bị đánh giá không tốt khi nói đến các cuộc thảo luận về lượng đường trong máu; tuy nhiên, chất xơ là một loại carbohydrate không được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Vì vậy, tác động của chất xơ đến lượng đường trong máu của bạn khác biệt đáng kể so với đường bổ sung.

Hãy thường xuyên chọn thực phẩm giàu chất xơ như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau và trái cây, các loại hạt,… đều có thể góp phần vào lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày là 25 đến 38 gam.

dấu hiệu bị kháng insulin

Ăn thực phẩm giàu Magiê

Thực phẩm là nguồn chất xơ tốt cũng thường là nguồn magiê tốt, một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucose.

Magie là một chất dinh dưỡng khác cần đảm bảo bạn hấp thụ đủ, vì thiếu hụt có thể làm tình trạng kháng insulin trở nên trầm trọng hơn. Các nguồn thực phẩm giàu magiê bao gồm đậu, rau bina, hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt điều và quả bơ,…

Tập luyện, vận động

Một chiến lược quan trọng khác để cải thiện và phòng ngừa tình trạng kháng insulin chính là vận động cơ thể trong suốt cả ngày, vì hoạt động cơ thể có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy insulin, giúp kiểm soát hoặc đảo ngược tình trạng kháng insulin. Bạn có thể tìm một hoạt động mà bạn thích và thực hiện thường xuyên để chống lại tình trạng kháng insulin.

Kháng insulin có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là dẫn đến bệnh tiểu đường. Vì vậy, nên chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể để có biện pháp phòng ngừa, cải thiện phù hợp bạn nhé!

Bài viết liên quan