Mẹ&Con - Thông thường, bước sang tháng thứ 5 là bạn có thể cho bé tiếp xúc với thức ăn rắn. Chờ đợi bước qua tháng thứ 6 có thể hơi muộn. Hiện tượng thường gặp ban đầu là bé sẽ phản đối bằng cách ngậm miệng lại, lắc đầu hoặc khóc nhè… nhưng không có gì phải lo lắng, nó là một phần bình thường của việc học ăn. 3 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên biết Những thực phẩm tuyệt đối không dùng lúc đói 5 cách tốt cho dinh dưỡng của trẻ

Có rất nhiều mối băn khoăn của cha mẹ khi lần đầu cho con trải nghiệm thức ăn rắn: Liệu bé đã sẵn sàng chưa? Liệu bé có thích nó không? Loại thức ăn nào phù hợp với bé…? Thấu hiểu được những nỗi lo đó, Mẹ&Con sẽ gợi ý cho bạn 4 lời khuyên dưới đây nhé!

Khi nào nên bắt đầu?

Thông thường, bước sang tháng thứ 5 là bạn có thể cho bé tiếp xúc với chất rắn. Chờ đợi bước qua tháng thứ 6 có thể hơi muộn. Hiện tượng thường gặp ban đầu là bé sẽ phản đối bằng cách ngậm miệng lại, lắc đầu hoặc khóc nhè… nhưng không có gì phải lo lắng, nó là một phần bình thường của việc học ăn.

4 lời khuyên dành cho mẹ trước khi giới thiệu thức ăn rắn cho bé yêu 7

Bé phản đối bằng cách… khóc nhè – Ảnh minh họa

Thức ăn đầu tiên

Y tế Canada khuyến cáo nên bắt đầu với các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt xay nhuyễn, trứng, đậu lăng và đậu hũ. Các thực phẩm chứa sắt, đặc biệt là các loại ngũ cốc tăng cường sắt là một thành phần quan trọng cho việc phát triển trí não của trẻ sơ sinh và các tế bào máu đỏ. Cần bổ sung đầy đủ các lại trái cây và rau quả có màu tươi sáng vào chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ. Khi mới bắt đầu cho bé làm quen với các loại thức ăn này, bạn cần xay thật nhuyễn trước khi cho bé ăn. Từ 9 – 12 tháng bạn có thể cho con làm quen thêm một số loại thức ăn cầm tay như phô mai cắt nhỏ, ngũ cốc khô, bánh mì nướng…

4 lời khuyên dành cho mẹ trước khi giới thiệu thức ăn rắn cho bé yêu 8

Lần đầu tiên cho bé làm quen với các loại thức ăn này, bạn cần xay thật nhuyễn – Ảnh minh họa

Mối quan tâm dị ứng

Nếu bạn muốn cho bé làm quen với thực phẩm mới, hãy lưu ý vấn đề dị ứng. Một số loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cao cho bé phải kể đến đậu phộng, cá, trứng… Dị ứng có tính di truyền, vì vậy nếu trong gia đình bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh dị ứng, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi khẩu vị cho con.

4 lời khuyên dành cho mẹ trước khi giới thiệu thức ăn rắn cho bé yêu 9

Cần lưu ý những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé – Ảnh minh họa

Những thực phẩm nguy hiểm

Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên ăn mật ong vì trong mật ong có thành phần gây ngộ độc thực phẩm cực cao. Những loại hạt nhỏ như bắp, nho khô, hạt mít, hạt lựu… bạn cũng cần lưu ý cho con tránh xa, phòng trường hợp hóc nghẹn, gây nguy hiểm cho trẻ.

Theo Todaysparent

Tags:

Bài viết liên quan