Mẹ&Con – Với trẻ nhỏ, môi trường xung quanh luôn có nguy cơ trở thành hiểm họa. Do đó, ngoài việc tránh cho bé tiếp xúc với những thứ nguy hiểm, bố mẹ còn phải nắm rõ những kỹ năng sơ cứu khi trẻ gặp nạn. Dưới đây là cách sơ sứu những tai nạn phổ biến ở trẻ. Các bước sơ cứu nhanh khi trẻ bị nghẹn, đuối nước và chó cắn Cách sơ cứu gấp khi con bị bỏng Phương pháp sơ cứu khi con chảy máu cam

Sơ cứu khi bé bị hóc dị vật

Khi bị hóc dị vật, các bé thường ho dữ dội, nói ú ớ, da tím tái. Trường hợp nặng bé có thể bị trào nước, sữa, cháo… từ mũi, miệng. Lúc này, bạn cần hết sức bình tĩnh xem bé bị hóc vật gì và chúng nằm ở vị trí nào. Bạn tuyệt tránh tìm cách chạm hoặc đẩy di vật ra ngoài, vì như vậy sẽ làm bé ngạt thở dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu:

  • Với bé dưới một tuổi

vo-lung

Ảnh minh họa.

Bạn đặt bé nằm sấp trên cánh tay của mình, đảm bảo phần cổ và đầu được đỡ chắc chắn. Sau đó, bạn dùng tay còn lại vỗ mạnh khoảng 5 cái vào lưng, vị trí giữa hai vai bé.

an-manh

Ảnh minh họa.

Nếu thực hiện cách này vẫn không thấy hiệu quả, bạn lật ngửa người bé lại rồi đặt đầu bé vào lòng bàn tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp. Sau đó, bạn dùng hai ngón tay ấn mạnh vào vị trí xương ức, đồng thời sau mỗi 3 giây thì nhìn vào miệng bé. Nếu thấy dị vật trong miệng thì lấy ra, trường hợp ngược lại tiếp tục ấn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu.

  • Với bé trên một tuổi

nam-sap

Ảnh minh họa.

Bạn hãy đặt bé nằm sấp trên đùi của mình, để đầu bé thấp hơn phần thân, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé. Việc làm này sẽ tạo áp lực bên trong lồng ngực của bé giúp đẩy dị vật ra ngoài.

quy-goi

Ảnh minh họa.

Nếu vẫn không thấy hiệu quả, bạn quỳ sau lưng bé và để lưng chúng dựa thẳng vào bạn. Sau đó, một tay ôm ngang thắt lưng bé, tay còn lại tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vị trí ở phía trên rốn và phía dưới xương ức. Bạn ấn mạnh từ dưới lên trên liên tục khoảng 5 lần. Sau khi làm xong mà vẫn chưa thấy dị vật ra, bạn nên gọi xe cấp cứu và tiếp tục thực hiện các bước sơ sứu của mình đến khi có nhân viên y tế.

Sơ cứu bé bị điện giật

Khi thấy bé bị điện giật, bạn không nên hốt hoảng mà chạy đến kéo, chạm ngay vào người bé. Điều này không những không cứu được bé mà bạn còn bị điện giật theo.

Cách sơ cứu:

– Nhanh chóng đến tắt nguồn điện bằng cách ngắt cầu dao, tắt công tắc, rút phích cắm… Nếu không thể tắt được nguồn điện, bạn hãy đứng trên một tấm ván khô có chất liệu cách điện như cao su, kính, gỗ. Sau đó, lấy chổi, ghế gỗ, thảm cao su chùi chân hoặc vải khô đẩy bé ra khỏi nguồn điện.

dien-giat

Ảnh minh họa.

– Nếu bé bất tỉnh hãy kiểm tra hơi thở của bé. Trường hợp bé vẫn còn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục (nằm nghiêng sang phải) để bé dễ thở và gọi cấp cứu. Trường hợp bé ngưng thở, mẹ hãy tiến hành hô hấp nhân tạo đến khi bé thở lại bình thường rồi đưa đi cấp cứu ngay.

– Nếu bé bị bỏng, bạn hãy cởi hết quần áo trên người bé rồi dùng băng gạc hoặc vải sạch phủ lên vết bỏng và đưa đi cấp cứu.

Sơ cứu bé bị ngạt nước

Ở mực nước chưa đến 5cm, các bé cũng có thể bị ngạt nước. Nếu chẳng may bé gặp phải tai nạn này, bạn không nên quá hoảng sợ mà hãy bình tĩnh tiến hành đúng các bước sơ cứu dưới đây.

Cách sơ cứu:

duoi-nuoc

Ảnh minh họa.

Đặt bé nằm ở nơi thoáng khí. Nếu bé bất tỉnh, hãy nhìn vào lồng ngực của bé xem có di động không. Lồng ngực không di động nghĩa là bé ngừng thở. Lúc này cần tiến hành hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng). Sau 2 lần thổi ngạt, bạn kiểm tra tim của bé có còn đập hay không bằng cách áp tai vào lồng ngực. Nếu thấy tim cũng ngừng đập, hãy nhanh chóng kết hợp thổi ngạt với ép tim ngoài lồng ngực. Đồng thời, cứ ép tim được 15 cái, bạn tiến hành thổi ngạt 2 cái. Song song đó, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Trường hợp bé vẫn còn thở, để người bé nằm nghiêng, rồi cởi quần áo ướt và giữ cho cơ thể bé ấm. Phòng bé có thể bị khó thở sau đó, bạn nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Bé bị ngộ độc hóa chất gia dụng

Nhiều bé có thể nuốt phải các loại hóa chất như bột giặt, nước xả vải, nước rửa chén, dung dịch vệ sinh bồn cầu… Khi đó, cơ thể sẽ biểu hiện khó thở, thở nhanh, da mặt tím tái, buồn nôn, môi và lưỡi đỏ… Một số bé còn biểu hiện nhiều bất thường khác, thậm chí là hôn mê.

Cách sơ cứu:

gay-non

Ảnh minh họa

Nếu bé còn tỉnh, bạn hãy cho bé uống nước hoặc sữa để pha loãng chất độc. Lưu ý, cho bé uống từng chút một để không bị sặc. Sau đó, tiếp tục gây nôn cho bé bằng cách cho bé uống khoảng 200 – 300ml nước muối sinh lý 0,9%, rồi dùng tay ngoái cổ họng của bé.

Nếu đã sơ cứu bé vẫn trong tình trạng khó thở, mạch đập bất thường, toát mồ hôi thì hãy đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.

Trường hợp bé nuốt phải các loại hóa chất bay hơi, dung dịch gây ăn mòn mạnh (axit, xăng dầu…) thì không nên gây nôn. Vì việc gây nôn sẽ tạo cho hơi chất độc hại có cơ hội tràn vào khí quản làm tình trạng trầm trọng hơn. Thay vào đó, bước sơ cứu ban đầu với bé lớn là bạn hãy cho bé súc miệng với nước muối loãng. Với các bé nhỏ, bạn có thể lau rửa miệng rồi nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Tags:

Bài viết liên quan