Mẹ và Con - Có đến hơn 30 loại thực phẩm giàu vitamin K mà bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Cùng tìm hiểu ngay đó là những loại thực phẩm nào nhé!

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đông máu, ngăn ngừa chảy máu quá nhiều. Không giống như nhiều loại vitamin khác, vitamin K thường không có trong các loại thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bổ sung loại vitamin này thông qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Hãy khám phá ngay những loại thực phẩm giàu vitamin K nhất trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Vitamin K có tác dụng gì?

Vai trò của vitamin K

Vitamin K là một nhóm các hợp chất, trong đó quan trọng nhất chính là vitamin K1 và vitamin K2 – 2 loại vitamin K dạng tự nhiên mà bạn có thể tìm thấy ở các loại thực phẩm giàu vitamin K. Chẳng hạn như Vitamin K2 chỉ có trong các loại thực phẩm từ động vật và một số món ăn lên men trong khi các nguồn thực phẩm giàu vitamin K1 nhất là các loại rau có lá màu xanh đậm.

Một lượng nhỏ cũng được tạo ra bởi vi khuẩn đường ruột của bạn Ngoài ra, còn có 3 dạng vitamin K tổng hợp là vitamin K3, K4, và K5. 

Một số tác dụng của vitamin K có thể kể đến như:

  • Hạn chế đông máu
  • Điều trị xuất huyết 
  • Ngăn ngừa và điều trị yếu xương
  • Loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện, vết bầm tím, vết sẹo, vết rạn da và bỏng
  • Trị bệnh trứng cá đỏ, mụn đỏ
  • Thúc đẩy quá trình lành da sau tổn thương hoặc phẫu thuật
  • Hỗ trợ chống tắc nghẽn mạch máu và xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Thiếu vitamin K có nguy hiểm không?

Thiếu hụt vitamin K, lượng vitamin K trong cơ thể thấp hơn mức bình thường sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu không kiểm soát, rất nguy hiểm với những người bị tai nạn, có vết thương hở và chảy máu. Ở trẻ sơ sinh, việc thiếu vitamin còn làm tăng khả năng mắc các bệnh như xuất huyết não hoặc viêm màng não.

thiếu vitamin K

Ai dễ bị thiếu vitamin K?

Mặc dù tình trạng thiếu hụt vitamin K thường không phổ biến nhưng vẫn có một số trường hợp có nguy cơ thiếu vitamin K, chẳng hạn như:

  • Trẻ sơ sinh
  • Những người bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng 
  • Người nghiện rượu, thường xuyên uống rượu bia và thức uống có cồn
  • Mắc bệnh ảnh hưởng đến sự hấp thụ trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac
  • Dùng thuốc cản trở sự hấp thụ vitamin K

Những biểu hiện thường gặp của một người ít bổ sung thực phẩm giàu vitamin K và bị thiếu vitamin K gồm có:

  • Thời gian máu đông lâu hơn
  • Chảy máu nhiều và liên tục
  • Mắc chứng loãng xương
  • Suy dinh dưỡng thấp còi
  • Dễ có các vết bầm tím trên da

tác dụng của vitamin k

Các thực phẩm giàu vitamin K nhất

Nếu bạn đang tìm kiếm các loại thực phẩm vitamin K để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt, hãy bỏ túi ngay danh sách dưới đây. 20 loại thực phẩm giàu vitamin K này rất phù hợp với những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin gồm có:

  • Cải xoăn
  • Rau bina
  • Mù tạt xanh
  • Trứng
  • Dâu tây
  • Bông cải xoăn
  • Cải xanh
  • Natto
  • Cải Brussels
  • Gan bò
  • Sườn lợn
  • Thịt gà
  • Gan ngỗng
  • Đậu xanh
  • Mận khô
  • Kiwi
  • Dầu đậu nành
  • Phô mai
  • Quả bơ
  • Đậu xanh
  • Mâm xôi
  • Việt quất
  • Lựu
  • Quả sung khô
  • Cà chua
  • Nho
  • Đậu nành
  • Hạt điều
  • Đậu đỏ
  • Hạt phỉ
  • Hồ đào
  • Quả óc chó

bổ sung vitamin k

Một số lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu vitamin K

Hàm lượng vitamin K cần thiết

Hàm lượng vitamin K cần thiết để bổ sung mỗi ngày sẽ còn tùy vào từng người. Do đó, bên cạnh việc quan tâm đến các loại thực phẩm giàu vitamin K, bạn cũng cần phải xác định được cơ thể cần bao nhiêu vitamin K mỗi ngày. Cụ thể:

  • Trẻ 0-6 tháng: 2 microgam/ngày
  • Trẻ 7-12 tháng: 2,5 microgam/ngày
  • Trẻ em 1-3: 30 microgam/ngày
  • Trẻ em 4-8: 55 microgam/ngày
  • Trẻ em 9-13: 60 microgam/ngày
  • Trẻ em gái 14-18 tuổi: 75 microgam/ngày
  • Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên: 90 microgam/ngày
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: 90 microgam/ngày
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú (dưới 19 tuổi): 75 microgam/ngày
  • Bé trai 14-18 tuổi: 75 microgam/ngày
  • Nam 19 tuổi trở lên: 120 microgam/ngày

các thực phẩm giàu vitamin K

Kết hợp cùng các loại vitamin khác

Việc bổ sung đầy đủ lượng vitamin K thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin K là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin K mà nên kết hợp cùng các loại vitamin và khoáng chất khác bởi việc thiếu hụt bất kỳ loại dưỡng chất nào cũng gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Tốt nhất, nên cân bằng các nhóm dưỡng chất trong bữa ăn hằng ngày, tránh bổ sung một chất quá mức cần thiết, điển hình như tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu vitamin K nhưng lại không bổ sung các loại vitamin khác.

Trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng thêm thực phẩm chức năng

Có ít loại thực phẩm chức năng có thể bổ sung vitamin K. Do đó, tốt nhất vẫn nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin K, tốt cho cơ thể. Một số trường hợp đặc biệt cơ thể ít hấp thu vitamin K thì có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, không nên tự ý bổ sung mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mỗi loại vitamin đều có một vai trò nhất định đối với cơ thể và sức khỏe của chúng ta, vitamin K cũng thế. Do đó, nếu có nguy cơ thiếu vitamin K thì hãy lưu ngay bài viết này để cùng bổ sung thực phẩm giàu vitamin K vào bữa ăn hằng ngày của mình bạn nhé!

Bài viết liên quan