Mẹ&Con – Mộc nhĩ giàu dinh dưỡng lại chứa hàm lượng chất oxy hóa "khủng" nên có khả năng ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, một sự thật có thể bạn chưa biết đó là mộc nhĩ dễ sinh ra độc tố, nếu bạn chế biến sai cách đấy. Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ mộc nhĩ đen Bí quyết chọn miến, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương cho ngày tết Những sai lầm nguy hiểm cho sức khỏe khi nấu ăn

Mộc nhĩ không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn, chúng còn được dùng trong các bài thuốc trị mỡ máu cao, huyết áp cao, táo bón, giảm cân… Thế nhưng, việc chế biến mộc nhĩ sai cách lại dễ biến chúng trở thành thuốc độc làm ảnh hưởng đến tim, gan, thận. Dưới đây là 3 sai lầm phổ biến nhất.

Ngâm quá lâu

mộc nhĩ

Bạn chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh từ 15 – 20 phút. (Ảnh minh họa)

Sau khi thu hoạch, mộc nhĩ được phơi khô để dễ bảo quản. Vì vậy, khi đến tay người tiêu dùng, mộc nhĩ luôn được ngâm vào nước để chúng mềm và nở ra như trạng thái ban đầu.

Cũng giống các thực phẩm khô khác, nước ngoài công dụng giúp làm mềm còn có thể hòa tan độc tố để mộc nhĩ an toàn hơn. Thế nhưng, việc ngâm mộc nhĩ quá lâu lại gây phản tác dụng vì chất đạm bị thủy phân. Điều này cũng giống như thịt để lâu bị thối rữa làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến nhiễm khuẩn. Mộc nhĩ bị nhiễm khuẩn sẽ gây ngộ độc với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài, nặng hơn là dẫn đến hôn mê.

Vì thế, khi chế biến mộc nhĩ, bạn chỉ nên ngâm trong nước lạnh khoảng 15 – 20 phút là thích hợp nhất.

Ngâm bằng nước nóng

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen ngâm mộc nhĩ vào nước nóng để rút ngắn thời gian chế biến. Thế nhưng họ lại không biết rằng, việc ngâm mộc nhĩ trong nước nóng là điều đối kỵ.

Bời lẽ, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại morpholine, một loại chất độc có trong mộc nhĩ tươi. Nếu được ngâm vào nước nóng, chúng sẽ không có đủ thời gian hòa tan. Hấp thụ loại chất này vào cơ thể sẽ khiến da bị ngứa ngáy, phù nề… nếu bạn tiếp xúc với ánh sáng mạnh ngay sau đó.

Ngoài ra, việc ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng còn làm chúng không nở được nhiều và dễ bị nhũn, dính, khó bảo quản. Nếu ngâm trong nước lạnh, mỗi kg mộc nhĩ khô bạn sẽ thu được 3,5 – 4,5 kg mộc nhĩ đã nở mềm. Ngược lại, cũng với trọng lượng đó nhưng ngâm trong nước nóng chỉ thu được 2,5 – 3,5 kg mộc nhĩ mà thôi.

Dùng mộc nhĩ tươi

chế biến mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ chỉ an toàn sau khi phơi khô. (Ảnh minh họa)

Như bạn đã biết ở trên, mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine. Đây là một loại chất nhạy cảm với ánh sáng. Chính vì vậy, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ngay sau khi ăn mộc nhĩ tươi có thể gây viêm da dẫn đến ngứa, phù nề, đau nhức, nghiêm trọng hơn là dẫn đến hoại tử da và phù nề thanh quản.

Còn đối với mộc nhĩ đã được phơi khô, chất cảm quang tự nhiên này có thể không còn tồn tại nên sẽ an toàn hơn rất nhiều.

Một số lưu ý nhỏ:

–  Khi chế biến mộc nhĩ bạn nên nấu chín kỹ và không dùng khi vừa mới chín tới.

–  Phụ nữ mang thai, cho con bú, người tiêu hóa kém, người có cơ địa dễ dị ứng, trẻ nhỏ nên cẩn trọng hoặc hạn chế ăn mộc nhĩ.

Tags:

Bài viết liên quan