Mẹ&Con - Ngoài ra, chế độ ăn uống, dị ứng thức ăn, thì áp lực căng thẳng, viêm dạ dày, không dung nạp lactose… cũng gây tiêu chảy khi mang thai Giúp bầu đối phó và phòng tránh tiêu chảy trong những ngày hè Những món “đẩy lùi” tiêu chảy ở trẻ Điều trị tiêu chảy cho bé yêu ngay tại nhà

Bệnh tiêu chảy xảy ra bởi sự thay đổi của các hóc môn trong cơ thể. Khi mang thai, các hóc môn này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, chế độ ăn uống, dị ứng thức ăn, căng thẳng, viêm dạ dày, không dung nạp lactose… cũng gây tiêu chảy khi mang thai. Dưới đây là 3 điều mẹ bầu cần “khắc cốt ghi tâm” khi bị tiêu chảy.

1. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể

Điểm then chốt để đối phó với bệnh tiêu chảy, cho dù bạn đang mang thai hay không, đó là phải đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ nước. Khi mang thai, điều này càng quan trọng, vì nó có thể tránh các tác động tiêu cực đến thai nhi.

Tiêu chảy gây ra sự mất mát lớn các chất điện từ trong cơ thể mẹ bầu, vì vậy bạn cần uống nhiều nước, bổ sung dung dịch Oresol để bù đắp các khoáng chất bị mất.

2. Giám sát chế độ ăn uống

Bệnh tiêu chảy làm mất mát khá nhiều các khoáng chất, gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì vậy, ngoài việc uống nước bạn cần “bù” lại bằng cách đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh.

Các thực phẩm phù hợp dành cho mẹ bầu bị tiêu chảy có thể kể đến như: các loại đồ ăn nhạt, đồ ăn không có chất phụ gia, sữa chua không đường, rau củ nấu chín, sữa chua… Tuyệt đối tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ, bơ, thực phẩm chín tái, thực phẩm chứa phụ gia, hoa quả sấy khô… Tránh ăn đồ vỉa hè, không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.

Những loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, tiêu chảy thai kỳ: cá nóc, thịt cóc, củ sắn (củ mì), nấm, củ dền, tiết canh, lòng lợn…

tiêu chảy

Mẹ bầu bị tiêu chảy, nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thai nhi – Ảnh minh họa

3. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu mẹ bầu cảm thấy tiêu chảy không thuyên giảm trong một vài ngày (nhiều hơn 2 ngày), đừng ngại ngần tìm đến bác sĩ. Sự mất nước và chất điện giải trong cơ thể thậm chí có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sảy thai nếu không điều trị kịp thời. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, họ sẽ cung cấp cho bạn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất, cũng như các loại thuốc trị tiêu chảy có thể sử dụng trong thai kỳ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc chữa tiêu chảy cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian dưới đây

– Nụ sim
Hái nụ sim trên cây, khi còn chưa nở. Dùng nửa chén nụ sim sắc lấy nước uống, ngày 2 lần.

– Búp ổi non
Lấy một nắm búp ổi rửa sạch, nhai lẫn với vài hạt muối và nuốt cả bã.

– Đường đỏ + hạt tiêu
Đường đỏ hòa tan với nước ấm, bỏ thêm 4 hạt tiêu. Mỗi ngày uống 3 lần, trong khoảng 2 – 3 ngày.

– Nước gạo rang
Gạo tẻ đem sao vàng hạ thổ, tán nhỏ thành bột mịn, hòa với nước uống. Mỗi lần uống từ 8 – 10g, uống 2 – 3 lần/ ngày.

– Lá mơ + trứng gà
Rửa sạch 1 nắm là mơ tía, rửa sạch với nước muối, để ráo. Tiếp theo xắt nhỏ, chiên với 1 quả trứng gà. Lưu ý: Người bị tiêu chảy kiêng dầu, mỡ nên bạn hãy chiên trứng trên 2 miếng lá chuối tươi, 1 miếng lót xuống đáy chảo còn 1 miếng đậy bên trên, trở hai mặt cho trứng chín đều.

Lưu ý: Đối với bài thuốc trên, mẹ bầu chỉ nên áp dụng trong trường hợp bị tiêu chảy nhẹ thôi nhé! 

Tags:

Bài viết liên quan