Mẹ và Con - Từ những lợi ích cho làn da đến việc cải thiện tâm trạng, hoa hồng đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Vậy thì còn ngần ngại gì mà không tham khảo cách làm nước hoa hồng tại nhà để hạn chế tốn kém mùa dịch nhỉ?

Đối với nhiều người, hoa hồng gợi lên sự lãng mạn, gợi cảm và sang trọng. Hương thơm ngọt ngào của hoa hồng được cho là một trong những hương thơm dễ nhận biết nhất trên thế giới. Do đó hoa hồng phổ biến rộng rãi trong ngành công nghiệp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, được ứng dụng trong mọi thứ từ kem dưỡng da mặt đến nước hoa. Đặc biệt, nước hoa hồng, là một trong những cách để chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Cùng Mẹ và Con tìm hiểu lợi ích của nước hoa hồng và cách làm nước hoa hồng tại nhà nhé!

cách làm nước hoa hồng

Các lợi ích của nước hoa hồng

Nước hoa hồng rất phổ biến vì các công dụng làm đẹp và đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe da, mắt, tiêu hóa, chứng đau đầu, nhiễm trùng, viêm họng… Khi nói đến da, nước hoa hồng có tác dụng bảo vệ các tế bào da bị bỏng, bị lão hóa, làm dịu kích ứng, thậm chí là giảm các triệu chứng của tình trạng da như mụn trứng cá, chàm, bệnh vẩy nến và bệnh rosacea. Nó bảo vệ da bằng cách ức chế các enzym có hại được gọi là elastase và collagenase.

Theo các chuyên gia về hương liệu, nước hoa hồng tự nhiên không có bất kỳ hóa chất nào có thể sử dụng hàng ngày. Sản phẩm phù hợp với mọi loại da và nên được sử dụng trực tiếp trên da. Điều này làm cho nó trở thành một thành phần lý tưởng cho thói quen skincare hàng ngày của bạn. Ngoài ra bạn có thể chưa biết, nước hoa hồng cũng có thể làm thuốc nhỏ mắt, hỗ trợ chữa lành vết thương và thậm chí có hiệu quả như một loại thuốc chống trầm cảm và cải thiện tâm trạng.

Cách làm nước hoa hồng tại nhà

Có một số phương pháp chuẩn bị nước hoa hồng, bao gồm: đun sôi, chưng cất tinh dầu. Để làm nước hoa hồng, bạn nên lấy những cánh hoa tươi, trồng sạch và an toàn, chỉ cần đảm bảo hoa hồng bạn chọn không bị phun thuốc trừ sâu hoặc hóa chất thì khi chúng ta chế biến ra và sử dụng không lo bị nhiễm độc.

Số lượng cánh hoa bạn cần tùy thuộc vào lượng nước hoa hồng bạn muốn làm. Theo công thức chung thì bạn cần  2 hoặc 3 bông hoa là đủ cho 1 cốc cánh hoa tươi hoặc 1/4 cốc cánh hoa khô. Tiếp theo, tách các cánh hoa ra khỏi bông hoa và nhẹ nhàng rửa bằng nước để loại bỏ bụi và bất kỳ dấu vết nào của vật lạ. Sau đó, bạn đã sẵn sàng chuyển sang bước tiếp theo: đun sôi hoặc chưng cất.

cách làm nước hoa hồng

  • Cách làm nước hoa hồng bằng phương pháp đun sôi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 2-3 chén cánh hoa hồng tươi, rửa và làm sạch
  • một cái nồi hoặc xoong rộng
  • lưới lọc
  • chai hoặc lọ thủy tinh
  • 1,9 lít nước cất

Các bước thực hiện: 

Cho cánh hoa hồng đã rửa sạch vào nồi hoặc xoong. Thêm nước cất vừa đủ để ngập các cánh hoa. Đừng thêm quá nhiều nước, nếu không bạn sẽ làm loãng nước hoa hồng. Sau đó đặt nồi lên bếp ở lửa nhỏ, đậy nắp nồi và để lửa nhỏ khoảng 30–45 phút, đun nhỏ lửa cho đến khi cánh hoa mất màu, để nước hoa hồng của bạn nguội hoàn toàn.
Tiếp theo lọc nước và cho vào bình xịt hoặc dụng cụ chứa kem dưỡng da. Cuối cùng bạn có thể bảo quản lạnh và sử dụng lên đến một tháng. Cách làm nước hoa hồng này thật đơn giản, đúng không nào!

  • Cách làm nước hoa hồng bằng phương pháp chưng cất

Trong phương pháp chưng cất, nước hoa hồng đọng lại ở mặt dưới của nắp dưới dạng ngưng tụ và nhỏ giọt vào bát. Phương pháp này mang đến cho bạn loại nước hoa hồng đậm đặc nhất nhưng phải thực hiện thêm một vài bước.

chưng cất nước hoa hồng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 2-3 chén cánh hoa hồng tươi, rửa và làm sạch
  • nồi hoặc chảo rộng
  • bát nhỏ cách nhiệt, như kim loại hoặc gốm
  • 1 cốc đá viên
  • 1,9 lít nước cất

Các bước thực hiện: 

Đặt một chiếc bát nhỏ chịu nhiệt vào giữa một chiếc nồi rộng. Thêm những cánh hoa đã rửa sạch vào nồi, cẩn thận để chúng không bị kẹt dưới bát. Thêm nước cất vào nồi cho đến khi ngập cánh hoa. Úp ngược nắp nồi, cho đá viên vào đậy nắp và đun sôi. Tiếp tục thêm đá viên nếu cần.

Bạn lưu ý vặn lửa nhỏ và đun trong 30–45 phút. Sau đó cẩn thận tháo nắp bằng kẹp để kiểm tra màu sắc của cánh hoa. Sau khi chúng mất màu, bạn đã hoàn tất! Để nước hoa hồng nguội hoàn toàn. Sau khi nguội, chuyển nước hoa hồng từ bát vào bình xịt. Bảo quản lạnh và sử dụng lên đến 6 tháng. Nước trong nồi cũng có thể được lọc và sử dụng như trong phương pháp đun sôi để không có cánh hoa hồng nào của bạn bị lãng phí!

  • Cách làm nước hoa hồng bằng phương pháp tinh dầu

nước hoa hồng 1

Phương pháp tinh dầu được cho là cách dễ nhất để sử dụng và giữ được lâu hơn. Nhược điểm của nó là bạn không thể uống, pha chế các loại thực phẩm và nó yêu cầu sử dụng tinh dầu hoa hồng, thường khá đắt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 12 giọt tinh dầu hoa hồng
  • 1 muỗng canh dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc dầu jojoba
  • 1 cốc nước cất
  • chai hoặc lọ thủy tinh

Các bước thực hiện: 

Trộn tinh dầu và dầu nền với nhau, sau đó thêm nước. Đổ hỗn hợp vào chai hoặc lọ thủy tinh. Phương pháp này không cần để trong tủ lạnh. Không uống nước hoa hồng làm từ tinh dầu.

Từ những lợi ích cho làn da đến việc cải thiện tâm trạng, hoa hồng đã được chứng minh là có một số lợi ích, và làm nước hoa hồng tại nhà là một quá trình tương đối đơn giản. Hy vọng các cách làm nước hoa hồng trên đây sẽ giúp bạn tự thực hiện được bí kíp skincare thành công cho mình. Mẹ và Con chúc bạn thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống. 

Bài viết liên quan