Đau gót chân là bệnh gì? Dưới đây sẽ là những nguyên nhân gây đau gót chân thường gặp nhất mà Tạp chí Mẹ và Con muốn chia sẻ đến bạn.
Nhận biết cơn đau gót chân
Dấu hiệu đau gót chân ở mỗi người sẽ không giống nhau. Thông thường cơn đau sẽ xuất hiện ở vị trí sau gót chân và lan tỏa hết khu vực gót chân.
Thậm chí bạn còn có thể cảm nhận cơn đau từ trong xương gót chân đau ra với mức độ cơn đau tăng dần, đặc biệt là khi thay đổi động tác từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Nhiều trường hợp gót chân bỗng nhiên đau mà không có dấu hiệu báo trước.
Đau gót chân là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau gót chân, chẳng hạn như viêm cân gan chân, hội chứng ống cổ chân, hội chứng miếng đệm gót chân… Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách điều trị khác nhau.
Do đó, tốt nhất khi cơn đau gót chân lặp đi lặp lại liên tục thì bạn nên đi thăm khám thay vì chỉ tự điều trị tại nhà.
Nguyên nhân đau gót chân
Viêm cân gan chân
Gan bàn chân kéo dài qua vòm bàn chân khi gập hoặc duỗi khiến dây chằng bị viêm, có vết rách nhỏ trong các mô dẫn đến viêm cân gan chân. Tình trạng này sẽ gây ra những cơn đau gót chân dữ dội, khiến bạn đau nhói và khó đi đứng được bình thường.
Viêm gân gót chân
Nguyên nhân đau gót chân có thể là do viêm gân Achilles hay tình trạng thoái hóa gân Achilles. Khi bị viêm gân gót chân, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau thắt ở xương gót chân kèm theo tình trạng sưng xung quanh gân gót chân, căng cứng gót chân.
Hội chứng sinus tarsi
Hội chứng sinus tarsi có thể xuất phát từ nguyên nhân bong gân mắt cá chân hoặc bàn chân tăng sản, do chấn thương,… Tình trạng này khiến gót chân bị đau nhức vô cùng khó chịu.
Bệnh sẩn
Nguyên nhân đau gót chân có thể do bệnh sẩn dẫn đến những vết sưng mềm với màu ngả vàng nằm ở phía bên của gót chân. Tình trạng bệnh lý này thường gặp ở những người có hoạt động thể chất với cường độ cao.
Hội chứng ống cổ chân
Nếu bạn có những cơn đau gót chân tăng dần khi đứng lên, chạy hoặc đi bộ thì có thể bạn đang mắc hội chứng ống cổ chân do dây thần kinh chày trong ống cổ chân bị chèn ép. Lúc này, cơn đau chỉ thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi, dùng giày dép rộng và nâng cao chân.
Xem thêm:
- 1001 mẹo ăn uống lành mạnh giúp bạn kéo dài tuổi thọ
- Mách bạn những loại thuốc đau đầu không kê đơn, dùng được tại nhà
Gãy xương do áp lực cơ học lặp đi lặp lại
Có 2 loại là gãy xương do xương suy yếu hoặc do áp lực cơ học. Cơn đau ở một bên gót chân sau khi gia tăng các hoạt động mạnh, chịu lực, đi lại trên bề mặt khó di chuyển thường là do gãy xương bởi áp lực cơ học. Ngoài biểu hiện đau gót chân, bạn còn có thể thấy vùng gót chân có tình trạng bầm hoặc sưng lên.
Còn nếu bạn đang bị viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vảy nến, loãng xương, đái tháo đường, ung thư,… thì xương có thể suy yếu, làm tăng nguy cơ loãng xương và dẫn đến đau, sưng gót chân.
Gót chân bị bầm
Bầm gót chân là tình trạng đệm mỡ bảo vệ xương gót chân tổn thương dẫn đến bầm màu đỏ hoặc tím kèm theo cơn đau gót chân, đặc biệt là khi chân chạm đất liên tục hoặc hoạt động mạnh. Bạn sẽ cảm nhận từng đợt đau nhói. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ấn vào gót chân hoặc đi bộ.
Hội chứng miếng đệm gót chân
Người bị đau gót chân có thể mắc hội chứng miếng đệm gót chân. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là do teo miếng đệm gót chân hoặc miếng đệm bị viêm, tổn thương.
Khi mắc hội chứng miếng đệm gót chân, cơn đau thường sẽ diễn biến và tăng nặng khi bạn đi chân trần trên bề mặt cứng, đi lại trong một thời gian dài hoặc dồn trọng lực vào chân.
Dị tật Haglund
Đau gót chân là bệnh gì? Có thể là do tình trạng dị tật Haglund – một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi do đi giày dép không vừa vặn, tổn thương xương, tổn thương thần kinh, đứt rách phần mềm,…
Dị tật Haglund gây nên cơn đau gót chân khiến bạn đi không vững kèm theo triệu chứng sưng đỏ,… Bạn có thể bị đau ở hai bên gót chân trái và phải.
Viêm tủy xương gót chân
Viêm tủy xương gót chân do nhiễm trùng mô mềm khi tổn thương da hở, viêm mô tế bào, vết thương thủng,… sẽ gây đau gót chân. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác như sốt cao, vùng gót chân sưng tấy, ửng đỏ,…
Khối u xương gót chân
Một nguyên nhân đau gót chân khác chính là do khối u xương gót chân – một căn bệnh hiếm gặp. Khi bị u xương gót chân, các cơn đau gót chân thường nghiêm trọng, khó thuyên giảm nếu chỉ uống thuốc giảm đau thông thường.
Suy tĩnh mạch chi dưới
Tình trạng suy tĩnh mạch do xương gót chân bị viêm, máu lưu thông đến khu vực này bị tắc nghẽn,… có thể gây sưng và đau gót chân. Cơn đau thường diễn ra liên tục, không suy giảm.
Đau do thận yếu
Những người bị thận yếu cũng có thể bị đau gót chân do thận không cung cấp dưỡng chất nuôi gót chân. Ngoài ảnh hưởng đến gót chân, thận yếu còn có thể gây ra nhiều bệnh xương khớp khác.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau gót chân còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:
- Các bệnh lý thần kinh như đau thần kinh tọa, viêm dây thần kinh ngoại biên
- Các vấn đề về da như mụn cóc ở chân, nhiễm trùng chân sau, nhiễm trùng mắt cá chân,…
- Bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng,…
Điều trị đau gót chân như thế nào?
Với những người bị đau gót chân, cơn đau lặp lại liên tục hoặc có chiều hướng nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để thực hiện thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc nếu tình trạng bệnh nặng hơn, cần thực hiện phẫu thuật.
Ngoài ra, có một số biện pháp để giảm đau gót chân tại nhà, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Chẳng hạn như:
- Dùng giày dép có lót có đế mềm
- Hạn chế mang giày cao gót
- Không vận động quá mạnh với cường độ cao
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian
- Chườm lạnh – nóng luân phiên ở vùng gót chân
- Không đi chân đất
- Tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân
Xem thêm:
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần lưu ý gì?
- Đau lưng không đứng thẳng được có thể chữa khỏi không?
Phòng ngừa đau gót chân
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn tránh được chấn thương hay các bệnh lý gây đau gót chân. Cụ thể:
- Tránh đi chân đất
- Hạn chế đi giày cao gót
- Mang giày vừa vặn, có đệm lót ở gót chân
- Không vận động mạnh quá sức
- Khởi động thật kỹ trước khi vận động
- Nghỉ ngơi nếu mệt hoặc thấy đau cơ bắp
- Ăn uống lành mạnh để tránh các tình trạng bệnh lý gây đau gót chân
Cơn đau gót chân sẽ khiến bạn khó di chuyển, vận động và nếu không điều trị thì cơn đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, nếu cảm thấy bị đau gót chân nhiều ngày không hết hoặc cơn đau trở nặng hơn, đừng chủ quan mà hãy chủ động thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp bạn nhé!