Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, giúp duy trì các hoạt động sống của chúng ta. Tuy nhiên, bên cạnh các loại thực phẩm tốt, có rất nhiều thực phẩm không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 11 loại thực phẩm Tạp chí Mẹ và Con khuyên bạn ăn uống chừng mực nhé!
11 loại thực phẩm không lành mạnh phổ biến
Khoai tây
Nhiều bạn cho rằng khoai tây cũng là một loại rau củ, nên sử dụng thường xuyên và khiến cho khoai tây mang “tiếng xấu”. Trên thực tế, khoai tây chứa nhiều carbs nhưng nếu bạn chế biến theo phương pháp luộc, hấp thì một củ khoai tây khoảng 68g chỉ có 46 calo và 9g carbohydrate, giàu vitamin C và chất xơ.
Bơ đậu phộng (lạc)
Bơ hạt giàu năng lượng và chất béo, nhưng cũng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, nhất là protein. Đây không phải là một loại thực phẩm lành mạnh.
Do đó, Tạp chí Mẹ và Con mách bạn một mẹo nhỏ là giới hạn khẩu phần ăn ở mức 1-2 thìa cà phê. Hãy dùng kèm bơ hạt với bánh mì hoặc bánh quy giòn được làm từ ngũ cốc nguyên hạt và thêm chuối thái lát lên trên để có một bữa ăn cân bằng.
Bánh mì
Bạn đã nghĩ đúng rồi đấy! Không phải tất cả các loại bánh mì đều có chung nguồn gốc. Vì thế, nếu muốn ăn bánh mì, bạn nên chọn loại làm từ bột mì nguyên cám, tốt nhất là có thêm hạt để có được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Mặc dù vậy, bạn cũng chỉ nên ăn 1-2 lát/ngày thôi nhé.
Thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt kẽm, vitamin B6, B12 và protein. Nhưng đồng thời, thịt bò cũng chứa nhiều chất béo bão hòa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì thế, bạn chỉ nên ăn không quá 125g mỗi khẩu phần và chọn phương pháp nấu ăn lành mạnh như hấp, xào.
Sữa chua
Sữa chua nguyên chất cực kỳ bổ dưỡng, giàu protein, canxi, vitamin D và B. Tuy nhiên, trên thị trường có không ít loại sữa chua chứa nhiều chất béo, đường, chất làm đặc, chất bảo quản… Vì vậy, ngoài lựa chọn sữa chua không đường nguyên chất, bạn cũng nên ăn một lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các loại rau đông lạnh
Rau đông lạnh tiện lợi, phù hợp với những gia đình trẻ, bận rộn. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn kém lành mạnh, nhất là so với rau tươi. Vì thế, ngoài hạn chế dùng rau đông lạnh, bí quyết dành cho bạn là nấu chúng ngay khi lấy ra từ tủ đông ở mức nhiệt độ tối thiểu.
Sô cô la
Sô cô la đen chứa nhiều chất chống oxy hóa và flavanol giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, sô cô la đen chỉ thật sự lành mạnh khi bạn ăn với lượng phù hợp. Tốt nhất là bạn chỉ ăn 1-2 miếng vuông nhỏ và chọn sô cô la có ít nhất 70% ca cao để tận dụng các giá trị cho sức khỏe.
Cơm trắng
Thực phẩm này được chúng ta dùng hàng ngày và được chứng minh là không lành mạnh, nhất là với người gặp vấn đề về đường huyết.
Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như nâu, đen hoặc đỏ để thu nạp được lượng chất xơ và khoáng chất cao hơn như mangan, magiê và selen. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế khẩu phần ăn ở mức nửa chén cơm nấu chín.
Mì ống
Mì ống có thể là một nguồn năng lượng tuyệt vời, nhưng lại không được khuyên dùng đối với một số người cần hạn chế tinh bột và gluten. Thay vì dùng mì ống được làm từ lúa mì trắng, bạn nên chọn mì ống nguyên hạt hoặc kiều mạch (quinoa) để hạn chế thực phẩm chứa gluten.
Nếu lo lắng về việc ăn quá nhiều, bạn cũng nên giảm khẩu phần ăn, thêm nước sốt với rau và một ít protein và dùng kèm với một đĩa salad.
Phô mai
Hầu hết phô mai đều có nhiều chất béo, nhưng nó lại cực kỳ ngon miệng. Một lát phô mai cheddar ăn kèm salad cũng giúp bổ sung một lượng protein và canxi tốt.
Phô mai Parmesan có hương vị đậm đà hơn nên chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể giúp cho món ăn trở nên tuyệt vời. Phô mai Ricotta và phô mai tươi đều ít chất béo hơn các loại phô mai khác và cũng là loại phô mai lý tưởng để phết lên bánh mì hoặc bánh quy giòn…
Quả hạch
Các loại hạt là một nguồn protein thực vật phong phú, giàu chất béo không bão hòa đơn và đa lành mạnh, vitamin E và B, sắt, kẽm, canxi và selen. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo cao của quả hạch là nguồn gốc của vấn đề. Vì vậy, hãy chỉ dùng tối đa 15 quả hạnh hoặc hạt điều không tẩm ướp gia vị để có bữa nhẹ thật lành mạnh nhé.
Các tác hại của thực phẩm không lành mạnh
Gây béo phì
Đây là một trong những tác động phổ biến nhất của thực phẩm không lành mạnh. Bởi các thực phẩm này chứa nhiều calo, đường, chất béo gây tăng cân. Béo phì còn dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như đau khớp, tiểu đường và bệnh tim…
Gây ra các vấn đề về học tập và trí nhớ
Nếu bạn dùng thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, nó có thể ức chế chức năng của não. Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt còn gây ra kết quả kiểm tra nhận thức kém do vùng hải mã bị tấn công.
Ảnh hưởng lên hệ hô hấp
Các thực phẩm không lành mạnh chứa nhiều calo dẫn đến tăng cân và béo phì. Từ đó làm phát sinh các vấn đề về hô hấp như khó thở và hen suyễn do phổi và tim chịu nhiều áp lực.
Khiến cho da xấu
Bánh mì, sô cô la là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Bên cạnh đó, thực phẩm không lành mạn chứa nhiều carbs sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, từ đó có thể gây ra mụn trứng cá.
Sức khỏe tinh thần kém
Theo các nghiên cứu gần đây, những người sử dụng thức ăn nhiều đường, chất béo có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn 51% người khác.
Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản
Các thực phẩm chế biến sẵn có phthalates. Đây là những hóa chất có thể làm gián đoạn hoạt động của nội tiết tố trong cơ thể. Việc tiếp xúc với lượng hóa chất cao như vậy có thể gây ra nhiều vấn đề về sinh sản, bao gồm khuyết tật bẩm sinh.
Ảnh hưởng đến hệ xương
Thức ăn nhanh chứa một lượng lớn carbs có thể làm tăng axit trong miệng, làm tổn thương men răng. Từ đó, vi khuẩn nhanh phát triển, dẫn đến sâu răng. Hấp thụ nhiều carbs có thể dẫn đến béo phì, ảnh hưởng đến khối lượng cơ và mật độ xương. Do đó, người béo phì dễ bị gãy xương.
Các vấn đề về tiêu hóa
Ăn quá nhiều các loại thực phẩm không lành mạnh làm cho não phải hoạt động nhiều hơn. Sau đó, hàng loạt vấn đề có liên quan đến khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thực phẩm không lành mạnh là nguồn gốc của các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, vấn đề không xuất hiện ngay lập tức, nhưng chúng ta cũng nên đề phòng để bảo vệ bản thân và gia đình, bạn nhé!