Mẹ&Con – Sẽ không dễ dàng chấp nhận nếu mẹ muốn bé thay những món ăn nhanh, nhiều chất béo, chất ngọt bằng các thực phẩm dinh dưỡng. Nhưng một khi đã tập được cho bé thói quen ăn uống lành mạnh thì sẽ rất tốt cho sức khỏe sau này của bé. Súp bông cải xanh giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm Lưu ý khi chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Dưới đây là 10 lời khuyên về dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm của Tiến sĩ Melinda Sothern, người đồng sáng lập của Trung tâm dinh dưỡng Trim Kids và là giám đốc của Phòng nghiên cứu phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em tại trường Đại học bang Louisiana.

Tránh đề ra những giới hạn trong việc ăn uống

Khi mẹ đề ra những giới hạn trong chuyện ăn uống sẽ khiến bé tăng nguy cơ rối loạn thực phẩm, sinh ra bệnh biếng ăn hoặc ăn uống vô độ. Những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí não. Vậy nên, thay vì cấm bé ăn món này, món kia, mẹ hãy nói cho bé biết về những thực phẩm dinh dưỡng. Bạn có thể khuyến khích bé ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sữa ít béo bằng cách thêm chúng vào khẩu phần ăn của mọi thành viên trong nhà.

Trữ sẵn thức ăn lành mạnh trong nhà

10 cách tuyệt hay để bé tự nguyện ăn rau củ quả 8Muốn bé siêng ăn thực phẩm lành mạnh, mẹ nên trữ sẵn chúng trong nhà

Nếu quan sát bé, bạn sẽ nhận thấy bé thường ra, vào và đóng mở tủ lạnh để lấy một món ăn nào đó. Thay vì ép bé phải ăn, bạn hãy cho các loại trái cây và củ quả trong tủ lạnh. Một lúc nào đó bạn sẽ thấy bé tự động chọn chúng và ăn một cách ngon lành.

Đừng nói với bé khái niệm thực phẩm “tốt” hay “xấu”

Bạn có thể buộc bé phải quan tâm đến thực phẩm bằng cách dựa vào những sở thích của bé. Chẳng hạn, nếu bé rất yêu thích các môn thể thao, hãy nói với bé trứng gà và sữa sẽ cho con thêm sức mạnh để trở thành người khỏe nhất. Với các bé gái ưa làm điệu, mẹ có thể nói rau và trái cây sẽ giúp tóc con óng mượt và xinh đẹp hơn. Bằng những cách nói nhẹ nhàng như thế này, bạn sẽ thấy bé thực sự thay đổi thói quen ăn uống của mình.

Khen ngợi bé mỗi khi bé chọn thực phẩm lành mạnh

Trẻ con rất thích được người lớn khen ngợi. Nó sẽ là nguồn động lực để cổ vũ bé vượt qua nỗi sợ của bản thân. Cũng vậy, mỗi khi bé dũng cảm chọn cho mình một món rau, hay trái cây, bạn nên nở nụ cười tươi và dành cho bé một lời khen ngợi.

Chớ nên cau có khi bé chọn thực phẩm không lành mạnh

Bố mẹ rất sợ con mình ngốn nhiều thực phẩm chiên, nhiều chất béo và chất ngọt nhưng đừng vì thế mà tỏ vẻ khó chịu hoặc la mắng mỗi khi bé chọn chúng. Thay vào đó, hãy gợi ý để chuyển hướng sự quan tâm của trẻ đến những món ăn tốt cho sức khỏe hơn.

Tự tạo những món ăn ngọt cho bé

10 cách tuyệt hay để bé tự nguyện ăn rau củ quả 9Có thể làm trái cây khô để thay thế cho những bánh kẹo ngọt

Nếu bé nhà bạn thích kẹo, hãy thử nhúng dâu tây tươi trong sô-cô-la tan chảy để thay thế. Nếu bạn bận đến mức không thể làm món ăn đơn giản này, hãy trữ sẵn trái cây khô, vốn có vị ngọt tự nhiên để bé dùng. Hoặc, thay vì cho bé đi nhà hàng và gọi món khoai tây chiên đầy dầu mỡ, bạn hãy thái khoai tây thành lát , thêm ít dầu oliu, trộn đều và cho vào lò nướng. Với những món ăn tự làm thế này, mẹ sẽ giúp bé tránh xa những căn bệnh do thực phẩm mang lại.

6. Không bao giờ thưởng cho bé bằng món ăn ngon

Một món ăn ngon trở thành phần thưởng sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề về ăn uống sau này như ăn vô độ. Thay vào đó, mẹ hãy thưởng cho bé bằng một món đồ chơi nào đó thiết thực hơn hoặc đơn giản chỉ là một chuyến đi chơi công viên.

7. Tạo nếp sống gia đình với bữa cơm sum họp

Nếu bạn rất ít có bữa cơm ngon với chồng và con thì bạn nên thay đổi ngay. Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được ăn chung bàn ăn với bố mẹ sẽ có tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác. Thêm vào đó, các hành vi bạo lực khi trẻ đến tuổi thành niên cũng có xu hướng giảm nếu trong gia đình duy trì thói quen ăn cơm chung bàn.

8. Chuẩn bị sẵn thức ăn trong đĩa

Nếu bé đã quen ăn với lượng nhiều, khi thay đổi đột ngột bằng một bữa ăn ít hơn bé sẽ bị sốc. Để dễ dàng chuyển đổi thói quen ăn uống này, bạn hãy chuẩn bị sẵn thức ăn cho bé. Bằng cách này, bé sẽ không ăn quá nhiều.

9. Giúp trẻ kiểm soát thức ăn                   

Bạn hãy bảo bé chọn cho mình vài món ăn và cho vào đĩa của mình. Sau đó, bạn yêu cầu bé chấm điểm cho mỗi món. Với món ăn lành mạnh, bạn khuyến khích bé nên cho thêm điểm cộng và với những thực phẩm khác giảm dần số điểm. Đây là phương pháp để trẻ hiểu mục đích của việc ăn uống lành mạnh và cố gắng chọn chúng nhiều hơn trong những bữa ăn khác.

10. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ

Trước khi muốn cho con vào chế độ giảm cân hay tăng cân, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Ngay cả khi bạn muốn đổi loại thực phẩm nào trong khẩu phần ăn của bé, bạn cũng nên có chuyên gia tư vấn giúp. Đừng bao giờ nhìn con người khác để nói con mình quá ốm hay quá mập vì mỗi trẻ đều có những đặc điểm phát triển riêng.

Nguồn: MD 

10 cách tuyệt hay để bé tự nguyện ăn rau củ quả 10

Tags:

Bài viết liên quan