Mẹ&Con - Trong ngày Tết thứ không thể thiếu trên bàn thời gia tiên là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả không chỉ là bàn thờ đẹp hơn trong ngày Tết mà còn là tấm lòng thơm thảo của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, ít ai biết được mâm ngũ quả ngày Tết thực sự mang ý nghĩa là gì.

Theo chữ Hán nôm ngũ có nghĩa là 5 – mâm ngũ quả là hàm mâm 5 loại quả tượng trưng cho 5 sắc màu khác nhau với mong ước mang lại sức khỏe, bình yên, no ấm sung túc và sống lâu.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ngày Tết 4

Còn theo phong thủy thì mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành gồm: Màu trắng hành Kim, màu xanh hành Mộc, màu đen tượng trưng cho hành Thủy, màu đỏ là – Hỏa và màu vàng là Thổ. Để tạo sự cân bằng về âm dương ngũ hành khi bày biện mâm ngũ quả ngày Tết gia chủ nên lựa chọn các loại quả có màu sắc tương ứng để bày biện để tạo sự hài hòa cần thiết, mang lại điểm lành trong năm mới.

Dưới đây là ý nghĩa của những loại quả được đặt lên bàn thờ gia tiên ngày Tết”.

– Chuối: Chuối là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Khi lựa chọn chuối để thờ cúng nên chọn chuối xanh. Màu xanh đại diện cho hành Mộc. Những quả chuối căng tròn giống bàn tay để che chở, mang lại sự bình yên, sung túc, đùm bọc, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Nải chuối còn giúp nâng đỡ các loại quả khác với ý nghĩa bao bọc.

-Quất: Theo phát âm của Hán Tự “ quất” phát âm giống với chữ “cát”. Vì thế, quả quất trong mâm ngũ quả ngày Tết với hàm ý cầu chúc năm mới sung túc, cát lợi, ăn nên làm ra.

-Phật thủ: Theo quan niệm của người xưa, Phật thủ có mùi thơm tinh khiết dùng để thờ Phật và kính dâng lên ông bà tổ tiên nhân ngày lễ tết. Mùi hương của phật thủ sẽ lưu giữ Thần, Phật ở lại trong nhà để phù hộ cho gia đình cả năm gặp nhiều may mắn và an lành.

– Quả bưởi: Bưởi màu xanh cũng tượng trưng cho hành Mộc, quả bưởi trên bàn thờ gia tiên ngày Tết hàm ý cầu phúc lộc viên mãn.

– Xoài: Theo phát âm của người miền Nam “xoài” giống với “ xài” nghĩa là làm ăn đủ đầy, no ấm đủ tiêu xài cả năm.

– Thanh long: Là trái cây mang ý nghĩa rồng bay lên với mong ước mang thịnh vượng, cát tường cho gia chủ trong năm mới.

– Sung: Với mong ước cầu sung túc, đủ đầy, sức khỏe và tiền bạc dồi dào cả năm.

– Đu đủ: Tượng trưng cho sự no đủ và thịnh vượng

Tùy vào từng phong tục của từng vùng miền khác nhau mà các loại quả được chọn để đặt lên bàn thờ cúng gia tiên cũng khác nhau.

Trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc sẽ có 5 loại quả gồm: bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Trong khi đó người miền Nam lại thường chưng mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài với ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Người Nam không thờ chuối vì theo phát âm chuối thường độc thành “chúi” – thể hiềm điềm xấu, đi xuống không tốt cho cả năm. Và trên mâm ngũ quả của người miền Nam cũng không dùng cam, quýt để thờ vì theo quan niệm dân gian “ cam làm quýt chịu” mang điềm gở.

Riêng trong mâm ngũ quả của người miền Trung lại không thể thiếu nải chuối ngự thơm lừng được bày biện tinh tế. 

Tags:

Bài viết liên quan