Mẹ&Con - Không chỉ do thay đổi thời tiết hay những lúc cảm cúm mà có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ngạt mũi, thở khò khè... Ngăn ngừa chứng thở khò khè với biện pháp cực đơn giản (P2) Hết thở khò khè nhờ những liệu pháp cực kỳ đơn giản (P.1) Xử trí ra sao khi bé thở khò khè?

Chào bác sĩ! Mỗi lần bị cảm cúm, cu Bo nhà em lại bị ngạt mũi, thở khò khè khiến bé thở rất khó khăn, bú ngắt quãng không dài hơi. Cu Bo hiện đã được 2 tháng 10 ngày tuổi. Em có thể làm gì để giúp con thấy dễ chịu hơn và giảm bớt tình trạng này ạ?

Chị Ngọc Lý (Đà Nẵng)

Chào Ngọc Lý!

Không chỉ do thay đổi thời tiết hay những lúc cảm cúm mà có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ngạt mũi, thở khò khè. Triệu chứng ngạt mũi, thở khò khè thường đi kèm với các dấu hiệu như hắt hơi, chảy nước mũi, mũi đóng vảy cứng, có đờm… Đối với trẻ sơ sinh đang còn bú sữa mẹ giống như trường hợp của cu Bo nhà bạn, nghẹt mũi khiến bé khó bú, bú ngắt quãng, không dài hơi và rất dễ bị sặc. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cu Bo thấy dễ chịu hơn:

– Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%): Muối có tính kháng khuẩn, có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Mỗi lần thấy con bị ngạt mũi, thở khò khè, bạn chỉ cần nhỏ một giọt vào mỗi bên lỗ mũi của bé để làm loãng dịch mũi.

– Massage cánh mũi: Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, bạn có thể dùng ngón tay trỏ day day nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi cho con. Mục đích của việc làm này là giúp chất nhầy dễ dàng tan ra, như vậy bé sẽ dễ thở hơn.

– Hút mũi bằng dụng cụ mua tại các nhà thuốc: Nếu bé ngạt mũi và có nhiều dịch nhầy, bạn có thể mua dụng cụ hút mũi về để hút cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và trụng qua nước sôi.

– Xông hơi hoặc tắm bé bằng nước ấm có nhỏ 1-2 giọt tinh dầu: Mẹ có thể dùng tinh dầu bạc hà, dầu tỏi hoặc dầu tràm nhỏ vào nước mỗi lần tắm cho bé. Hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ làm bé thông mũi hơn, giúp bé đánh bay chứng thở khò khè.

– Cho bé bú nhiều cữ: Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, chia thành nhiều cữ nhỏ trong ngày.

Lưu ý, không dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ, không tự ý dùng kháng sinh cho bé, không áp dụng các mẹo dân gian như nhỏ mũi trẻ bằng nước tỏi, tắm nước pha rượu…

Theo sự tư vấn của BS. CKI Trần Nguyên Khôi – Khoa Nội Nhi 3, Bệnh viện Nhi Đồng 2

Tags:

Bài viết liên quan