Mẹ&Con – Sôi bụng là hiện tượng phổ biến ở các bé sơ sinh. Tuy không nguy hiểm, nhưng trẻ sơ sinh bị sôi bụng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh 3 – 18 tuần tuổi rất dễ sôi bụng, đầy hơi. Mẹ không cần quá lo lắng khi bé yêu cũng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh là do chế độ dinh dưỡng, có thể do sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện, một sai sót nhỏ trong chế độ dinh dưỡng cũng khiến con rơi vào tình trạng sôi bụng. Với các bé bú sữa mẹ hoàn toàn, nguồn thực phẩm mẹ nạp vào mỗi ngày đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con. Nếu mẹ ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, thức ăn cay nóng hay khó tiêu sẽ góp phần tạo nên những tiếng sôi bụng cho con. Đối với các bé dùng sữa công thức, tình trạng sôi bụng có thể là do không hấp thu được lactose trong sữa. Lactose không được hấp thu sẽ tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột, trong đó sôi bụng là triệu chứng điển hình. Ngoài ra, một nguyên nhân phụ khác là cho bé bú chưa đúng cách cũng khiến con nuốt phải nhiều không khí, dẫn đến hiện tượng sôi bụng.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị sôi bụng đa phần là điều bình thường. Ngoại trừ những cơn sôi bụng bắt nguồn từ sự tắc nghẽn của lượng khí tại các nếp gấp của ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc. Vậy làm thế nào để chấm dứt hiện tượng này cho bé luôn vui khỏe?

trẻ sơ sinh bị sôi bụng 

Sôi bụng rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Massage bụng cho trẻ: Massage cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, massage sẽ giúp bé đẩy lượng khí trong đường ruột ra ngoài, giúp bé dễ chịu hơn. Sau mỗi lần bé ăn (khoảng 30 phút sau), mẹ xoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ. Mẹ tiếp tục massage nhẹ sóng lưng, các ngón tay, ngón chân của bé để khí huyết lưu thông dễ dàng, giảm bớt sự khó chịu tại đường ruột.

Kiểm tra lại cách pha sữa: Để tránh tạo lượng khí trong bình sữa hay các bong bóng khí, mẹ tránh lắc bình sữa, đồng thời chú ý vệ sinh nấm vú, bình sữa cho trẻ trước và sau khi bú sạch sẽ, cất nơi khô thoáng.  Bên cạnh đó, khẩu phần ăn uống của mẹ cũng cần tăng cường các loại rau xanh, trái cây, chất xơ, cá… để có nguồn sữa chất lượng nhất.

Không cho con bú sữa ngoài quá sớm: Dùng sữa ngoài quá sớm cũng là “thủ phạm” khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Tốt nhất, bé chỉ uống sữa ngoài khi đã đủ 5-6 tháng tuổi trở lên. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã dễ dàng thích nghi với những thành phần có trong sữa công thức, nhờ đó sẽ hoạt động tốt hơn. 

Tags:

Bài viết liên quan