Mẹ&Con - Con tôi được 18 tháng. Bé cứ bị tái đi tái lại nhiễm trùng tai. Xin bác sĩ cho tôi biết thêm một ít thông tin về bệnh này, đặc biệt là làm cách nào để hạn chế trẻ bị tái diễn lại bệnh. Rò luân nhĩ ở trẻ em Dấu hiệu nhận ra bé đang bị viêm tai giữa Cà phê giảm ù tai ở phụ nữ

Con tôi được 18tháng. Bé cứ bị tái đi tái lại nhiễm trùng tai. Xin bác sĩ cho tôi biết thêm một ít thông tin về bệnh này, đặc biệt là làm cách nào để hạn chế trẻ bị tái diễn lại bệnh.

Lê Thúy An
(Quận 12)

chuyen gia mevacon

Theo thống kê, có khoảng 2/3 số trẻ em bị nhiễm trùng tai ít nhất một lần trước giai đoạn lên hai tuổi. Tình trạng nhiễm trùng tai thường gây ra bởi vi-rút hoặc vi khuẩn. Những đứa trẻ dưới 7 tuổi có thể bị nhiễm trùng tai vì nhiều lý do, như: Những ống thông với phần sau của cổ họng với tai giữa của trẻ bị hẹp (những ống này gọi là vòi Ot-tat). Vị trí của những ống này cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển, chưa hoàn chỉnh.

Một vài thể nhiễm trùng tai có thể tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Trong khi một số trường hợp khác cần phải sử dụng đến kháng sinh. Khi các bác sĩ chỉ định cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy bảo đảm rằng trẻ cần phải uống đúng thời lượng (ngay cả khi trẻ cảm thấy bớt bệnh sớm hơn). Sau khi điều trị, tai của trẻ có thể bị chảy nước và làm giảm khả năng nghe của trẻ trong vòng ba tuần hoặc lâu hơn. Thính giác của trẻ sẽ trở lại bình thường khi các chất lỏng trong tai không còn hình thành nữa nên bạn đừng quá lo lắng.

Cuối cùng, để ngăn ngừa nhiễm trùng tai tái phát, bạn nên thực hiện tốt các điều “ghi nhớ” sau:

– Cần giữ cho bé tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Hãy tạo không khí trong lành ở nhà và nếu phải ra ngoài, cũng cần cách ly bé với chỗ có khói thuốc.

– Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ cung cấp chất kháng thể giúp bé hạn chế chứng nhiễm trùng tai.

– Khi cho con bú, nên kê cao đầu của bé hơn so với thân người bé. Những bé được bú nằm thường có nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn.

– Rửa tay mẹ và rửa tay con thường xuyên. Tuy nhiễm trùng tai không phải bệnh truyền nhiễm nhưng nhiễm trùng hệ hô hấp có thể gây nên nhiễm trùng tai. Vì thế cần giữ cho bàn tay của bé luôn sạch sẽ và cách ly bé khỏi những người đang mắc bệnh hô hấp.

– Nếu bé bị nhiễm trùng tai tái phát, đặc biệt là bé dễ bị cảm cúm thì bạn nên tiêm phòng cúm cho con. Nhưng cần hỏi bác sĩ bởi vì tiêm phòng cúm chỉ dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

– Đảm bảo bé tiêm vắc-xin đủ liều.

Chúc bé chóng khỏe.

 

 

Tags:

Bài viết liên quan