Mẹ&Con - Để có được một gia đình bền vững, từng thành viên yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, điều này không quá khó khăn như bạn tưởng. Thậm chí chỉ cần để ý chút xíu, bạn hoàn toàn có thể có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Cơn 'sóng ngầm' có nguy cơ phá hủy hạnh phúc gia đình bất cứ khi nào Giải quyết “sóng ngầm” hôn nhân phải làm sao? Ra đi để hạnh phúc hơn

Hãy để ý đến những gì bạn nói

Bạn cần bỏ ngay ý nghĩ làm cha mẹ thì muốn nói gì thì nói, hoặc nói cho hả cơn giận, mặc cho người nghe cảm giác khó chịu như thế nào. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng rất nhạy cảm với bất cứ điều gì tác động đến chúng, nhất là lời nói. Thay vì bạn gân cổ lên la hét: “Có dẹp ngay đống đồ chơi kia đi không, thằng quỷ” thì bạn thử nhỏ nhẹ: “Con của mẹ lớn rồi, phải tự dọn dẹp đồ sau khi chơi, như vậy căn phòng con sẽ ngăn nắp hơn”. Với cách dùng ngôn từ nhẹ nhàng, trẻ sẽ chấp nhận và làm theo ngay.

Xây dựng hạnh phúc gia đình không quá khó như bạn tưởng 6

Thể hiện sự quan tâm

Buổi sáng của bạn dù có tất bật đến đâu , bạn cũng không nên quên một câu nói, một cử chỉ âu yếm với mọi người trong gia đình, chẳng hạn như: “Con nhớ học thật tốt, ngoan ngoãn, chiều mẹ sẽ đón con!” hoặc: “Chúc anh xã  một ngày tốt lành”. Chính những thói quen biểu lộ tình yêu bằng lời nói hoặc cử chỉ cụ thể này nhắc nhở các thành viên trong gia đình rằng họ luôn được yêu thương, quan tâm, mong đợi và họ là một trong những thành viên quan trọng của gia đình.

Không nên giấu giếm trẻ

Trong cuộc sống, vợ chồng nào cũng có lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Đa số các cặp vợ chồng đều thỏa thuận không để con biết vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý con. Tuy nhiên, thực tế thì cha mẹ không nên giấu giếm con điều này. Cần trao đổi thẳng thắn với con, giải thích cho con hiểu đó là những chuyện không nghiêm trọng như chúng tưởng. Bất cứ người lớn nào cũng có những lúc nóng giận nhau như vậy, nhưng mọi chuyện sẽ ổn thỏa lại ngay sau đó. Với cách giải thích hợp lý, trẻ sẽ không bị mất niềm tin ở cha mẹ sau những cuộc cãi vả nảy lửa.

Cùng tham gia việc nhà

Người lớn thường hay có ý nghĩ “mình làm luôn cho nhanh” nên không giao công việc cho trẻ. Thực tế cho thấy, nếu bạn biết cách giao việc (tùy theo độ tuổi và sức khỏe của của bé), ví dụ như tự gấp quần áo trước khi bỏ vô tủ, sắp xếp sách vở trên bàn học…Sẽ giúp trẻ sẽ tự ý thức hơn khi lớn lên. Đặc biệt sẽ tạo thói quen biết giúp đỡ gia đình. Điều này làm cho chúng cảm thấy hạnh phúc khi góp sức nhỏ của mình cho cuộc sống gia đình.

Xây dựng hạnh phúc gia đình không quá khó như bạn tưởng 7

Tập tục, truyền thống gia đình

Khơi lại truyền thống tốt đẹp của gia đình từ khi con bạn còn nhỏ, như các dịp Lễ, Tết… Nên cho trẻ tham gia các hoạt động đó, điều ấy sẽ mang hiệu quả tích cực. Thêm vào niềm hạnh phúc có sẵn, trẻ cảm thấy gia đình là một mái ấm đặc biệt, đáng tự hào mà chúng mong muốn góp phần vun đắp.

Bữa ăn gia đình

Ai cũng bận rộn nên ghé vào quán, ăn cho nhanh rồi về còn nghỉ ngơi là suy nghĩ chung của rất nhiều gia đình trẻ. Bữa cơm gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong bữa ăn, các thành viên mới có cơ hội trao đổi, chia sẻ, gắn kết với nhau hơn. Vậy tại sao bạn không tranh thủ sắp sếp thời gian hợp lý cho công việc nội trợ này?

Xây dựng hạnh phúc gia đình không quá khó như bạn tưởng 8

Quy tắc cho gia đình

Bạn thẳng thắn đưa ra nguyên tắc chung cho gia đình. Có thưởng có phạt. Sẽ có những lúc trẻ hơi nổi loạn một chút, bạn có thể chấp nhận điều này nhưng cần nhớ không nên để vượt quá đáng ra ngoài những quy tắc chung của gia đình. Và cần làm sao để mọi thành viên đều thấy bằng những quy tắc ấy, các thành viên sẽ gắn bó nhau hơn, cùng sát cánh bên nhau hơn.

Gặp gỡ, hỏi thăm bạn bè

Quan hệ bạn bè là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy sắp xếp thời gian đến với họ trong những dịp sinh nhật, lễ tết. Những mối quan hệ thân thiết mở rộng không gian tâm lý cho cả gia đình, giúp trẻ tiếp cận với xã hội một cách tự nhiên và bình đẳng, đồng thời bạn cũng tự tin và hứng thú hơn trong việc điều chỉnh cuộc sống riêng trong gia đình để cảm thấy hạnh phúc.

Tags:

Bài viết liên quan