Mẹ&con - Ông bà ta bảo: “Thương nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng méo” mà. Bạn nên bình tâm lại, chấp nhận một cách bao dung hơn và cố gắng nhìn ra những điểm “tốt” của hàng xóm xem. 12 điều bất ổn trong quan hệ vợ chồng Xung đột có giúp vợ chồng bạn hiểu nhau? Nghệ thuật nói lời xin lỗi trong hôn nhân

Vợ chồng tôi mới dọn về nhà mới được 2 tháng. Thật sự lúc mua nhà, tôi chỉ quan tâm đến giấy tờ, đến địa điểm, kết cấu nhà và nội ngoại thất chứ quên để ý chuyện… hàng xóm. Về rồi mới thấy, đến là khổ thân với chuyện này.

Hàng xóm mở nhạc gần như suốt ngày, mà toàn nhạc sến với những bản nhạc rên rỉ mà tôi không thể nào lọt lỗ tai nổi. Âm lượng mở không lớn đến mức ầm ầm để tôi có thể báo với tổ dân phố hay công an, nhưng nó lớn đủ để tôi phát mệt. Rác thì lúc nào cũng vứt lung tung. Sáng dậy, có khi ngay trước cửa nhà tôi là vài “bãi” mấy con chó nhà bên đó đi bậy sang đây và họ cứ để mặc chứ không dọn. Đỉnh điểm, tôi thấy mấy người họ bày trò nhậu nhẹt buổi tối, mấy ông nhậu còn sang gốc cây ngay trước nhà tôi đứng… tè.

Tôi phát điên lên với hàng xóm nhưng chồng tôi thì cứ bình thường, bảo có gì mà em làm nghiêm trọng vấn đề đến thế. Tôi và ảnh cãi nhau suốt vì chuyện hàng xóm, khi mà ảnh nhất quyết không chịu “làm lớn chuyện”.

Lê Nguyệt Thanh  

(Quận Tân Bình)

Vợ chồng cải nhau chỉ vì... hàng xóm 4

Có lẽ trong quan niệm của chồng bạn, anh ấy vẫn giữ tâm niệm “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” và cảm thấy đây là những vấn đề tiểu tiết, chỉ do thói quen cũng như cuộc sống, văn hóa của người khác có sự khác biệt với mình gây nên.

Mới dọn về 2 tháng, nếu “làm lớn chuyện”, cãi cọ với hàng xóm thật sự là không hay. Bạn cần biết rằng mối quan hệ với hàng xóm thấy vậy mà rất quan trọng. Lúc “tối lửa tắt đèn”, họ chính là những người sẽ giúp đỡ bạn thuận tiện, dễ dàng nhất.

Hiện tại, có lẽ vì quá bực tức nên bạn nhìn đâu cũng chỉ thấy sự… không ưa! Ông bà ta bảo: “Thương nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng méo” mà. Bạn nên bình tâm lại, chấp nhận một cách bao dung hơn và cố gắng nhìn ra những điểm “tốt” của hàng xóm xem.

Ví dụ, thay vì mặt mày hầm hầm, về đến nhà là đóng sầm cửa cách biệt với bên ngoài, hãy thử vui vẻ chào hỏi, lâu lâu gửi chút bánh trái sang nhà hàng xóm như một sự chia sẻ “ăn lấy thảo”. Những câu chuyện vui vui, những lời góp ý cởi mở, chân tình, cũng như cách bỏ qua tiểu tiết sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong ngôi nhà mới.

5 CÁCH “KẾT NỐI” CÙNG HÀNG XÓM

1. Khi mới dọn về nhà mới, nên có chút bánh trái gọi là “làm quen”, để sang chào các gia đình cận kề với bạn. Tình cảm sẽ được vun đắp từ đầu.

2. Tranh thủ chào nhau những lúc như bạn mới đi chợ về, sáng cuối tuần gặp nhau ngoài ngõ. Năm mười phút hỏi han sẽ giúp bạn thấy gần gũi với hàng xóm hơn.

3. Nếu có chuyện không vừa ý, nên góp ý riêng với một người, không hùng hổ quát tháo ầm ĩ, cãi cọ. Chỉ cần một lần cãi cọ lớn tiếng, bạn sẽ rất khó “nhìn mặt nhau” sau này.

4. Những dịp hiếu hỉ của gia đình hàng xóm, bạn nên chủ động sang thăm hỏi, hỏi xem có phụ giúp gì được không. Hãy nhớ, sẽ đến lúc chính bạn cần sự giúp đỡ ngược trở lại như thế.

5. Cho trẻ con hai gia đình chơi với nhau. Trẻ con rất dễ làm quen. Và có khi chính trẻ sẽ giúp bạn “kết nối” với hàng xóm dễ hơn cả bạn tưởng đấy.

 

 

 

Tags:

Bài viết liên quan