Viêm nang lông là bệnh ngoài da khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Viêm nang lông chân, viêm nang lông trên mặt, trên da đầu tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa, đau và ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh.
Dưới đây là một số cách trị viêm nang lông ở chân, ở lưng…mà bạn có thể tham khảo.
Tổng quan về viêm nang lông
Viêm nang lông là bệnh lý nhiễm trùng ở nang lông do các vi khuẩn, virus, nấm,…gây ra. Một số biểu hiện của viêm nang lỗ chân lông thường gặp như:
- Xuất hiện các sẩn, mụn mủ, vảy tiết ở cổ nang lông, ngứa tại vùng da bị viêm
- Lông không mọc ra ngoài được mà xoắn vào bên trong, gây ngứa ở vùng nang lông.
- Những nốt đỏ mọc quanh vùng da bị viêm không lớn nhưng dày đặc gây thiếu thẩm mỹ
Viêm nang lông chân, tay, lưng… thường chuyển qua mụn nước có mủ trắng ở đầu, khi sờ vào thấy đau nhức. Sau đó, các mụn nước vỡ ra, đóng vảy làm khô da. Cuối cùng, bệnh có thể biến chứng thành áp xe, nhọt, nhọt cụm, ổ gà hoặc viêm mô dưới da.
Nguyên nhân gây viêm nang lông
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nang lông, phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Bên cạnh đó, viêm nang lông chân có khuynh hướng bị kích thích bởi mồ hôi, chấn thương, ma sát, và sự bít tắc của da khi không tẩy tế bào chết cho da.
Các loại viêm nang lông
Có 2 loại viêm nang lông chính là viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu. Loại viêm nang lông nông liên quan đến một phần của nang trứng và loại viêm nang lông sâu liên quan đến toàn bộ nang, thường nặng hơn.
Các dạng viêm nang lông nông bao gồm:
- Viêm nang lông do vi khuẩn: Đây là loại phổ biến nhất với các vết sưng ngứa, trắng, có mủ.
- Viêm nang lông do tắm bể nước nóng: Người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ, tròn, ngứa từ một đến hai ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.
- Viêm nang lông do lông mọc ngược: Đây là một kích ứng da gây ra bởi lông mọc ngược. Viêm nang lông chân, mặt, cổ hoặc vùng kín do lông mọc ngược thường gây ngứa, sẹo thâm, sẹo lồi…
- Viêm nang lông do nấm Pityrosporum: Loại này tạo ra mụn mủ mãn tính, đỏ, ngứa ở lưng và ngực và đôi khi trên cổ, vai, cánh tay trên và mặt.
Các dạng viêm nang lông sâu bao gồm:
- Viêm nang lông ở cằm: Khác với viêm nang lông chân thì loại này ảnh hưởng đến những người đàn ông cạo râu.
- Nhọt và nhọt độc: Xảy ra khi nang lông trở nên nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn sâu.
- Eosinophilic viêm nang lông: Thấy chủ yếu ở những người có HIV, loại viêm nang lông là đặc trưng của các sẹo định kỳ của viêm, vết loét đầy mủ, chủ yếu trên mặt và đôi khi trên lưng hoặc gây viêm nang lông chân, cánh tay.
Các biến chứng khi chân bị viêm nang lông
- Nhiễm trùng tái phát hoặc lan rộng
- Bệnh nhọt dưới da (furunculosis)
- Tổn thương da vĩnh viễn, như sẹo hoặc đốm đen gây viêm nang lông chân, mặt, cằm, cánh tay…
- Phá hủy nang lông và rụng tóc vĩnh viễn
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm nang lông chân
- Người mắc bệnh về da như viêm da và mụn trứng cá dễ bị viêm nang lông ở chân, tay, mặt, cằm…
- Bị lông mọc ngược do cọ xát với quần áo hoặc cạo râu
- Bị thương do tai nạn hoặc phẫu thuật
- Sử dụng một số loại thuốc như kem bôi steroid hoặc kháng sinh trị mụn trứng cá lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển
- Béo phì
- Mắc bệnh làm giảm sức đề kháng với vi khuẩn, virus như tiểu đường, bệnh bạch cầu, suy thận, ghép tạng hoặc HIV/AIDS;
- Người sinh sống ở những vùng khí hậu nóng và ẩm cũng dễ bị viêm nang lông chân, tay, mặt…
Cách trị viêm nang lông chân
Để trị viêm nang lông chân, tay, mặt… hiệu quả thì cần xác định nguyên nhân cũng như tình trạng của bệnh. Tùy từng vị trí sẽ có cách trị khác nhau, chẳng hạn như dùng thuốc trị viêm nang lông ở chân, can thiệp tẩy lông, laser, áp dụng cách trị nang lông ở chân tại nhà…
Thuốc trị viêm nang lông ở chân
Với những tình trạng viêm nang lông chân nhẹ thì có thể dùng kem thuốc dạng kem dưỡng da, kháng sinh để điều trị. Kháng sinh đường uống không được khuyến khích để kiểm soát nhiễm trùng nhẹ, chỉ được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc viêm tái phát. Nếu nguyên nhân gây viêm nang lỗ chân lông là do nhiễm nấm thì các loại kem hoặc dầu gội chống nấm là phù hợp. Thuốc kháng sinh không giúp điều trị bệnh do nhiễm nấm.
Kem hoặc thuốc giảm viêm giúp tình trạng viêm nang nhanh khỏi hơn. Những bệnh nhân bị viêm nang lông kèm tăng bạch cầu ái toan nhẹ nên dùng kem steroid để giảm ngứa. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS cần điều trị bằng thuốc kháng virus đặc trị.
Thực hiện tiểu phẫu
Nếu bệnh nhân bị viêm nang nặng, có mụn nhọt lớn, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu rạch 1 đường nhỏ để dẫn lưu mũ. Tiểu phẫu này giúp giảm đau, giảm sẹo, tăng hồi phục tổn thương da.
Triệt lông
Triệt lông bằng laser lâu dài sẽ giúp loại bỏ nhiễm trùng. Tia Laser giúp loại bỏ nang lông vĩnh viễn, giảm mật độ lông và hạn chế viêm nang lông chân, tay, mặt, vùng kín…. Tuy nhiên, triệt lông bằng laser khá tốn kém và mất nhiều thời gian nên cần sự kiên trì.
Cải thiện tại nhà
Bị viêm nang lông chân nhẹ có thể tự cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà giúp giảm viêm ngứa, tăng phục hồi làn da và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan như:
- Sử dụng kháng sinh không kê đơn: Kháng sinh dạng kem, gel, xà bông, sữa tắm không kê toa
- Chườm khăn ấm để giảm sự khó chịu do bệnh gây ra
- Rửa sạch vùng da viêm 2 lần mỗi ngày
- Dùng kem làm dịu da: Một số loại kem giảm ngứa, kem hydrocortisone có thể dùng không kê đơn
- Bảo vệ da: Ngừng cạo râu, lông vùng đang bị viêm nhiễm
Các biện pháp phòng viêm nang lông chân
Để phòng chân bị viêm nang lông hay các bộ phận khác gặp tình trạng bệnh lý này, cần thực hiện các thói quen lành mạnh sau:
- Uống nước đúng cách và ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để cung cấp đủ dưỡng chất cho một làn da khỏe mạnh
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày để tránh trình trạng da tiết bã quá nhiều, phòng tránh bệnh viêm nang lông
- Bảo vệ da trước những loại hóa chất, chế phẩm vệ sinh có thành phần tẩy rửa mạnh
- Không đội mũ nón chật, mặc quần áo chật
- Chọn trang phục thoải mái bằng chất liệu cotton
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn tắm
- Tránh cạo lông nếu có thể
- Tránh sử dụng sản phẩm gây tiết nhiều dầu trên da
Viêm nang lông chân, tay hoặc trên các bộ phận khác không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu có biểu hiện nhiễm trùng, có mủ hay tái phát thì cần đi khám da liễu để có biện pháp khắc phục phù hợp. Và đừng quên luôn tạo lối sống lành mạnh và giàu dinh dưỡng để làn da luôn được bảo vệ và khỏe khoắn bạn nhé!