Mẹ&Con - Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp sàng lọc sơ sinh nhằm kịp thời phát hiện nhiều chứng bệnh bẩm sinh nguy hiểm như rối loạn nội tiết, chuyển hóa bẩm sinh, suy giáp bẩm sinh, tăng tuyến thượng thận bẩm sinh. Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh Nụ hôn nhiễm bệnh của người đến thăm khiến trẻ sơ sinh tử vong Vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh - Chương trình làm mẹ

Chào bác sĩ!

Tôi vừa sinh em bé được 1 tuần. Tôi sinh thường, sau khi sinh được khoảng 2 ngày thì tôi thấy cô y tá đến lấy máu ở gót chân của con. Trước khi sinh, tôi được nhân viên y tế tư vấn chương trình sàng lọc sơ sinh. Cả tôi và ông xã đều quyết định cho bé tham gia sàng lọc suy tuyến giáp bẩm sinh và bệnh thiếu hụt men G6PD bẩm sinh. Vậy tại sao không lấy máu ở những nơi khác mà bắt buộc phải lấy ở gót chân ạ? Nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Chị Thu Huyền (Đồng Nai)

Chào Huyền,

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp sàng lọc sơ sinh nhằm kịp thời phát hiện nhiều chứng bệnh bẩm sinh nguy hiểm như rối loạn nội tiết, chuyển hóa bẩm sinh, suy giáp bẩm sinh, tăng tuyến thượng thận bẩm sinh. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ cao bị thiểu năng trí tuệ, kém phát triển. Trải qua quá trình sàng lọc, được phát hiện và chữa trị sớm, tỉ lệ khỏi bệnh lên đến 95%, trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và bình thường.

Vì sao phải lấy máu gót chân trẻ sơ sinh? 4

Lấy máu gót chân của trẻ trong vòng 48-72 giờ sau sinh. (Ảnh minh họa)

Để sàng lọc các bệnh lý cho trẻ, nhân viên y tế sẽ lấy máu gót chân trẻ sơ sinh trong vòng 48-72 giờ sau sinh, khi trẻ đã bú sữa được hơn 8 lần. Giọt máu được lấy ra sẽ được cho lên giấy thấm khô chuyên biệt và mang đi xét nghiệm. Sở dĩ bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân bé là do bộ phận này có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm. Hơn nữa, phần gót chân trẻ được cho là dày hơn và kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu sẽ ít đau hơn.

Theo sự tư vấn của BS. CKI TRẦN NGUYÊN KHÔI (Khoa Nội Nhi 3, Bệnh viện Nhi Đồng 2).

Tags:

Bài viết liên quan