Mẹ&Con - “Có người giúp việc, đôi khi các thành viên trong gia đình trở nên… lười hơn. Chồng thì về đến nhà là thay quần áo đó cho người giúp việc, ăn uống xong lên ngay phòng nằm xem tivi hoặc chơi game, chẳng ngó ngàng gì đến nhà cửa. Con cái cũng vậy, hai đứa bé hãy còn học cấp 1 mà đã… ý thức được rằng có quyền sai bảo người khác, không bao giờ chịu động tay vào một cái gì!”. Khi bố mẹ “mất vai” vào tay người giúp việc Lắp camera theo để dõi người giúp việc nào ngờ phát hiện chồng đưa gái về nhà Làm thế nào khi nhà không có người giúp việc mà mẹ thì luôn bận rộn?

Nhà có con nhỏ, ông bà ở tít tận ngoài quê. Cả hai vợ chồng đều bù đầu bù cổ với công việc ở cơ quan. Tất nhiên, trong tình thế ấy có “osin” gần như thành điều bắt buộc.

Trẻ cũng khó, mà “già” thì càng không dễ

Có thể nói rằng chỉ cần nhắc đến hai chữ “osin”, bất kỳ bà mẹ có con nhỏ nào cũng đều nhăn mặt lắc đầu: “Gì chứ riêng khoản ấy, là khó lắm chứ chẳng phải chơi đâu. Người giúp việc hiện nay không thiếu, thế nhưng xoay quanh người giúp việc là hàng trăm thứ chuyện đau đầu khác nhau”.

Chị Thu Hà (Quận 2), gia đình thuộc dạng khá giả hẳn hoi, sẵn sàng chi 5 – 6 triệu để tìm kiếm người giúp việc cho “ra hồn”. Nhưng đã hơn một tháng nay, kể từ ngày cô giúp việc cũ nghỉ Tết xong tự động… biến mất luôn, chị vẫn chưa làm sao tìm ra được người giúp việc mới cho vừa ý.

“Nói tế nhị, ông xã mình chỉ mới 34 tuổi. Ở tuổi đó của ảnh, chẳng dại gì mà mình dám rớ vào. Mang về nhà các cô giúp việc tuổi mười tám đôi mươi, mình chủ trương thà cẩn thận đề phòng vẫn hơn. Cho dù có xấu xí thế nào, song cơ hội gần gũi hàng ngày trong nhà vẫn nguy. Nhưng quả thật, nếu không chọn người giúp việc trẻ, hoặc trung trung thì chọn người lớn tuổi cũng nhiêu khê lắm. Hở chút thì họ đau bệnh, lại còn hay hờn dỗi, cố chấp, hay khăng khăng làm theo thói quen cũ… Nhức cả đầu!”

Vì sao bạn không nên thuê người giúp việc? 4

Muốn các thành viên trong gia đình tự lập hơn, đừng thuê người giúp việc – Ảnh minh họa

Không quá khó để nói rằng, chọn osin thật ra là chọn… một thành viên mới trong gia đình. Mang tiếng chỉ là người giúp việc, nhưng thực tế osin gắn bó chặt chẽ với từng thành viên. Từ chồng, vợ đến con cái trong nhà. Bên cạnh “chuyên môn” chính như như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc trẻ… mỗi gia đình đều có những “tiêu chuẩn” riêng mà không phải người giúp việc nào cũng đáp ứng được.

“Rút kinh nghiệm từ thằng cháu ruột nhà bà chị: Cả nhà người Nam, tự nhiên nó nói tiếng Bắc vì ảnh hưởng từ người giúp việc từ nhỏ. Ông xã mình kiên quyết phải chọn được người giúp việc người Nam, mà đâu có phải dễ tìm đâu? Người được cái này lại mất cái kia, được cái kia lại mất cái nọ. Gặp được người giúp việc nhanh nhẹn, tháo vát thì lại lo vì họ… trẻ quá, dễ thương quá, khéo xử sự quá, mất chồng như chơi. Gặp người giúp việc ngờ nghệch một chút thì lại chậm chạp, động cái gì hỏng cái đấy, có lúc tức điên lên!” – Chị Bích Thủy (Quận 10) bộc bạch.

Tốt nhất, hãy tập cho mỗi thành viên tính tự lập

Quả thật, việc nỗ lực tìm ra một người giúp việc tận tụy, trung thành, vừa ý để đỡ đần bớt công việc nhà (nhất là khi có con nhỏ) đang là một xu hướng mới, mang lại nhiều “tiện ích” với các chị em.

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm mà người giúp việc có thể mang lại, cũng cần thận trọng xét thêm những “hệ lụy” kèm theo. Chị Bích Hằng, giáo viên đang công tác tại một trường cấp 3 cho biết: “Có người giúp việc, đôi khi các thành viên trong gia đình bỗng trở nên… lười hơn. Chồng thì về đến nhà là thay quần áo đó cho người giúp việc, ăn uống xong lên ngay phòng nằm xem tivi hoặc chơi game, chẳng ngó ngàng gì đến nhà cửa ra sao. Cả con cái cũng vậy, hai đứa bé hãy còn học cấp 1 mà đã… ý thức được rằng có quyền sai bảo người giúp việc, không bao giờ chịu động tay vào một cái gì!”.

Đây cũng chính là điều quan trọng mà những người phụ nữ – chủ gia đình cần cân nhắc kỹ. Thật ra, có người giúp việc mối quan hệ gia đình dễ trở nên lỏng lẻo hơn. Chồng có thể “quên” dần hương vị những bữa cơm vợ nấu, thay vào đó là sự chăm sóc của chính “osin”. Con cái đôi khi chẳng cần lưu tâm đến chuyện gì trong nhà, cứ dựa hết vào người giúp việc.

Chuyên viên tư vấn Thu Hiền, tổng đài 1080 chia sẻ: “Từng có cháu bé bảo với tôi rằng, mẹ đi vắng 1 tuần không sao nhưng dì N – người giúp việc – đi vắng 3 ngày thôi là nhà… có chuyện. Vì thế, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu gia đình thu xếp để mỗi thành viên có sự phân công lao động phù hợp, cùng tham gia giúp việc nhà. Nếu để ý một chút, có thể dễ dàng nhận thấy những gia đình không có người giúp việc, trẻ con thường tháo vát hơn, tự mình xoay sở tốt hơn và có tính tự lập cao hơn. Nếu thật sự gia đình quá bận rộn, cần có người đỡ đần chỉ nên chọn giải pháp người giúp việc theo giờ. Mỗi ngày hoặc cách ngày, một người giúp việc có thể đến phụ các việc nặng trong nhà khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Như vậy, sẽ vừa bớt áp lực cho người vợ, người mẹ, vừa giúp mỗi gia đình giữ được sự cân đối cần phải có!”.

Một số lưu ý khi gia đình có “osin”

– Bạn cần tìm hiểu rõ ràng lai lịch, nguồn gốc người giúp việc. Nên đặt tiêu chí trung thực lên hàng đầu khi “tuyển người”.
– Hạn chế tối đa việc “khoán” trắng việc nhà cho người giúp việc. Dù bạn bận rộn đến mức nào, vẫn phải để mắt đến bữa cơm gia đình, những chăm sóc nhỏ nhoi cho chồng con.
– Vẫn phải tập cho các thành viên thói quen tự lập, quan tâm đến gia đình. Đặc biệt nếu con còn nhỏ (độ tuổi từ cấp 1 trở xuống) nên tránh la rầy, sai bảo osin trước mặt con vì bé sẽ dễ dàng bắt chước.
– Luôn nhớ rằng, người giúp việc chỉ là người phụ giúp bạn phần nào công việc nhà. Không nên “thay thế” được luôn một người phụ nữ trong gia đình, vì điều đó sẽ mang đến cho bạn nhiều “nguy cơ” lắm đấy!

Tags:

Bài viết liên quan