Mẹ&Con - Anh còn lớn tiếng và khó chịu khi thấy tôi chi tiêu tằn tiện hay càm ràm vì anh đi nhậu phung phí quá nhiều... Khổ sở vì chồng có tính... khoa trương Ly dị vì chồng... 'xài sang' Bé quá mê...tiền, phải làm sao?

Tôi mệt mỏi quá. Mấy năm nay kinh tế khó khăn, mọi người thất nghiệp và giảm sút thu nhập rất nhiều. Vợ chồng tôi may mắn chưa rơi vào hoàn cảnh ấy, nhưng thấy ai cũng than nên tôi rất muốn tiết kiệm chi tiêu, tằn tiện một chút để dành nhiều hơn, phòng khi có việc gì đột xuất thì cũng không đến nỗi lo. Nhưng chồng tôi thì lại hoàn toàn “vô tư” với tất cả những điều ấy. Anh còn lớn tiếng và khó chịu khi thấy tôi chi tiêu tằn tiện hay càm ràm vì anh đi nhậu phung phí quá nhiều.

Chồng bảo: “Sống thì phải hưởng thụ chứ cứ lo lo lo thì biết đến bao giờ mới hết lo. Sống như thế thì còn gì thú vị nữa!”. Mà Mẹ&Con biết không, mỗi lần ảnh đi nhậu thì đến tiền triệu chứ không phải tiền trăm. Lương ảnh hơn 20 triệu đồng nhưng ngoài 7 triệu đưa cho tôi để lo liệu cho các con ăn học, rồi cơm nước trong nhà thì còn lại ảnh… tiêu sạch!!!

Làm cách nào để tôi có thể sửa cái tính “hưởng thụ” này của chồng đây, chứ tôi ức chế lắm rồi.

L.P
(Quận 4)

Ý kiến chuyên gia

Tính đàn ông thường ít lo xa, ít có xu hướng dành dụm nhiều bạn ạ! Hãy thông cảm (một phần) với anh ấy điều này, để bớt mặt nặng mày nhẹ khiến không khí gia đình cứ căng thẳng. Thay vào đó, bạn nên có cách “nói ngọt” khéo léo, để giúp anh ấy hiểu và cùng chia sẻ những tâm tư của bạn.

Đợi những lúc anh ấy vui vẻ, hãy tỉ tê tìm cách để bàn về kinh tế gia đình. Tất nhiên đừng đề cập “ào ào” kiểu như: “Em thấy anh xài hoang phí quá!” mà nên bắt đầu thật khéo: “Các con lớn rồi. Em muốn cùng anh bàn tính một chút xem sắp tới mình có những dự định gì lớn cho con…”.

Hai vợ chồng bạn cần thống nhất với nhau được một vài mục tiêu chung. Chẳng hạn bạn muốn con đi du học, hay muốn mua nhà, mua xe… thì cần thống nhất được với nhau. Thống nhất được điều này, anh xã mới thấy có mục tiêu, có động lực để tiết kiệm thay vì “hưởng thụ”.

Bạn không cần phải đòi “quản lý” khoản tiền còn lại của anh ấy, hay tìm cách yêu cầu anh ấy phải để dành. Chỉ cần đưa ra được kế hoạch để đạt tới mục tiêu, ví dụ như bạn muốn mua nhà thì hiện giờ vợ chồng đã có bao nhiêu, còn thiếu bao nhiêu. Số còn thiếu đó chia ra trong 1-2 năm thì nghĩa là mỗi tháng phải đóng bao nhiêu… Bằng cách đó, chồng bạn sẽ tự thấy “chừng kia” là hoàn toàn không đủ, và có kế hoạch để cân đối lại chi tiêu của mình, nhằm đóng góp nhiều hơn.

Về cơ bản, đàn ông không dành dụm kiểu “góp nhặt để đó” như phụ nữ. Tuy nhiên, nếu thật sự có một mục tiêu và cần nỗ lực hướng tới mục tiêu ấy, anh ấy sẽ có những thay đổi tích cực. Chúc bạn vui.

Tags:

Bài viết liên quan