Mẹ&Con - Bạn có biết cách phân loại quần áo hay bạn sẽ cho… tất tần tật vào máy giặt và ấn nút? Bạn có biết cách sử dụng chế độ nước nóng, hay cho rằng nước nóng tốt cho tất cả mọi thứ cần giặt kia? Bạn có biết khi nào thì máy giặt quá tải, không thể sạch quần áo như mong muốn được? Rất nhiều điều bạn cần tìm hiểu về chiếc máy giặt – thứ vô cùng gần gũi, thân quen – với mình đấy nhé! 7 sai lầm thông thường khi sử dụng máy lạnh Mẹo dùng bếp từ đúng cách 8 nguyên tắc nên có khi cho con nằm máy lạnh

1. Không quá tải, cũng không quá ít!

Về đến nhà, bạn vội gom hết cả nùi quần áo của mấy ngày trời dồn lại, cho hết vào máy giặt. Cảm giác của bạn là máy “chật” rồi, nhưng vì còn sót có vài ba bộ nữa thôi, không thể tách cho thêm một lần giặt sau nên bạn ráng… nhét luôn vào máy!

Sai cách rồi, bạn nhé! Nên biết rằng khi lượng quần áo quá tải, máy giặt sẽ rất mau hỏng. Đó là chưa kể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giặt. Lúc này, quần áo sẽ chuyển động thành một khối, không thể khuấy hoặc lắc mạnh theo guồng quay của dòng nước, và bột giặt sẽ không thể lưu thông một cách hoàn hảo. Theo đó, quần áo sẽ không được giặt sạch hoàn toàn. Thậm chí các vết dơ, vết xà phòng còn giữ nguyên khiến bạn muốn “nổi khùng” khi phơi quần áo.

Ngược lại, xin lưu ý với bạn rằng nếu nhà chỉ mới có 2-3 bộ đồ dơ mà bạn cũng sốt ruột, cho ngay vào máy giặt để “sạch nhà” thì hoàn toàn cũng không ổn đâu nhé! Thậm chí quá ít quần áo còn gây ra nhiều vấn đề hơn là quá tải vì quần áo có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy.

Tuyệt chiêu dùng máy giặt đúng cách 6

>> Giải pháp cho bạn:

Luôn giặt đúng khối lượng của máy yêu cầu. Ví dụ nếu máy giặt của bạn được ghi là 7.0kg, hãy cho lượng quần áo xấp xỉ mức này (có thể ít hơn, nhưng không ít hơn quá nhiều). Cách giúp bạn ước lượng bằng mắt là quần áo khô khi bỏ vào khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt là tốt nhất.

2. Dồn hết toàn bộ vào trong máy và… bấm nút?

Lại sai cách rồi, bạn nhé! Mỗi loại quần áo, tùy theo chất liệu vải đòi hỏi một chế độ giặt hoàn toàn khác nhau. Ví dụ quần jeans chắc chắn sẽ cần chế độ giặt mạnh, trong khi một chiếc áo lụa tơ tằm lại cần đến chế độ giặt nhẹ nhất có thể. Quần áo trẻ nhỏ càng không nên giặt chung với quần áo của người lớn (một số bệnh có khả năng lây cho bé khi “giặt chung” đấy!). Quần áo của bé lại nhỏ, mềm, dễ giãn. Nếu bị xoắn, vặn mạnh khi giặt chung với áo quần người lớn thì sẽ sớm hỏng, bạc màu.

>> Giải pháp cho bạn:

Lưu ý công thức tổng quát này:

– Áo nên giặt riêng, quần nên giặt riêng.

– Quần áo dày nên giặt riêng, đồ nội y nhỏ nhắn nên giặt riêng.

– Quần áo chất liệu tơ tằm, vải cao cấp nên chọn chế độ giặt nhẹ.

– Quần áo sợi cotton, sợi tổng hợp chọn chế độ giặt vừa.

– Quần áo dày như jeans chọn chế độ giặt mạnh.

– Quần áo dễ ra màu tuyệt đối không giặt chung với quần áo sáng màu (nhất là màu trắng).

– Quần áo của trẻ em không giặt chung với quần áo người lớn.

3. Lúc nào thích giặt nước nóng thì giặt?

Không đúng! Nếu cái nào bạn cũng cho vào và bấm chế độ giặt nước nóng mà không hiểu giặt như thế để làm gì, phù hợp với loại vải gì thì chẳng những không sạch mà quần áo còn dễ hư hỏng nữa. Một số chất liệu sẽ biến dạng với nhiệt độ cao, ví dụ như tơ tằm đấy nhé. Đừng ngạc nhiên sau một hồi bỏ chung vào giặt nóng xong, bạn lấy áo ra và… nhìn không ra chiếc áo đắt tiền của mình nữa!

Tuyệt chiêu dùng máy giặt đúng cách 7

>> Giải pháp cho bạn:

Trên mỗi chiếc áo của bạn, ở phần “mạc” đều có hướng dẫn giặt ủi đính kèm. Trường hợp không có và không biết rõ, bạn có thể áp dụng công thức sau:

– Nước lạnh dùng cho các loại vải bình thường, vải dễ co rút và những màu tối.

– Nước ấm dùng cho quần áo có độ bẩn vừa và các loại sợi vải nhân tạo.

– Nước nóng khuyên dùng cho những quần áo thật sự bẩn, những loại có màu sáng cần làm sạch đến tối đa.

4. Vài việc nên làm trước khi giặt

Phân loại quần áo xong rồi, chọn chế độ giặt phù hợp luôn rồi. Nhưng chưa xong nhé! Cứ thế quăng hết quần áo vào máy giặt thì vẫn là chưa ổn đâu.

>> Giải pháp cho bạn:

Lưu ý kỹ vài điểm nho nhỏ nhưng quan trọng sau:

– Luôn kéo hết các dây kéo của áo đầm lên, trước khi giặt (để tránh co giãn).

– Luôn lộn trái quần jeans trước khi giặt (để tránh vải chóng bạc màu với chế độ giặt mạnh).

– Luôn kiểm tra trong túi áo, túi quần còn để quên gì không, đặc biệt là các đồng xu kim loại.

– Không để quần áo trong máy giặt quá lâu, điều này sẽ làm cho quần áo trở nên nhăn nhúm.

5. Xà bông nào cũng giống nhau?

Bột giặt thường hoạt động hiệu quả trong việc làm sạch quần áo. Tuy nhiên, nó lại không lý tưởng để giặt máy vì có quá nhiều bọt. Bạn đừng lầm tưởng rằng càng nhiều bọt thì sẽ giặt sạch hơn. Thực tế, nó dễ tích tụ chất bẩn và bám vào các khe kẽ của máy giặt.

>> Giải pháp cho bạn:

Chọn riêng bột giặt dành cho giặt máy. Thậm chí nếu cẩn thận hơn, nên chọn kỹ bột giặt hoặc nước giặt cho máy giặt cửa đứng hay máy giặt cửa ngang. Điều này không chỉ giúp bạn giặt sạch quần áo mà còn giúp bảo vệ máy lâu hỏng nữa. Nếu có điều kiện, nên sử dụng thêm nước xả vài vào 15 phút của lần xả cuối. Lưu ý, bạn cần đổ nước xả vải vào hộc đựng, để máy giặt tự pha loãng chúng trước khi đưa xuống quần áo. Tránh đổ trực tiếp nước xả lên quần áo, vì sẽ tạo thành các vết bám trên bề mặt vải.

MẸ GHI NHỚ

+ Với quần áo nội y, nên trang bị túi lưới riêng để giặt. Hoặc tốt nhất bạn nên lấy riêng chúng ra để giặt tay.

+ Độ hòa tan của bột giặt sử dụng cho máy sẽ tốt hơn, nhằm tránh để lại các vết xà phòng vằn vện trên quần áo sau khi giặt. Ngoài ra, nếu sử dụng bột giặt tay, công thức quá nhiều bọt của loại bột giặt này thường ảnh hưởng đến hoạt động và độ bền của máy. Khi bọt quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng.

+ Không chọn mực nước tùy hứng, nếu bạn chọn một mực nước quá dư thì không chỉ tốn thêm nước, thêm điện mà còn làm chất lượng áo quần giảm xuống, nhanh bị sờn hỏng. Tuy nhiên, nếu bạn chọn mực nước quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của máy cũng như chất lượng giặt. Cách tốt nhất là bạn nên chọn mực nước và thời gian giặt phù hợp với lượng quần áo cần giặt của mình.

Tuyệt đối không mở máy giặt và… đi ngủ!

Để “tiết kiệm” thời gian, nhiều người cho quần áo vào máy giặt trước giờ đi ngủ rồi… bấm nút. Việc này khiến cho nếu máy có sự cố, bạn không thể phát hiện để xử lý kịp thời được. Nước yếu máy cũng cố giặt, trong khi sẽ rất dễ hư. Quần áo giặt xong lại không được phơi ngay mà nằm vài tiếng đồng hồ chờ đợi cho đến khi bạn thức giấc. Chúng sẽ trở nên nhăn nhúm, rất khó ủi sau đó.

Tags:

Bài viết liên quan