Rất nhiều chị em vẫn thắc mắc rằng, làm thế nào để nhận biết được tình trạng tuột vòng tránh thai? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Và những nguy cơ về mặt sức khỏe sinh sản của nữ giới khi không may bị tuột vòng tránh thai?
Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu tường tận hơn về hiện tượng này nhé!
Dấu hiệu nhận biết việc bị tuột vòng tránh thai
Tuột vòng tránh thai khi cảm nhận sự “khác lạ”
Khi phụ nữ cảm thấy sự khác lạ về các sợi dây của vòng tránh thai, không thể cảm thấy sợi dây tránh thai. Lúc này, rất có khả năng là dụng cụ tránh thai của bạn đã bị tụt sâu vào trong tử cung.
Xem thêm: Các biện pháp tránh thai an toàn nhất
Sợi dây của vòng tránh thai bất ngờ dài hoặc ngắn hơn bình thường. Lúc này, vị trí của vòng có thể đã thay đổi so với ban đầu.
Phụ nữ cảm nhận được phần nhựa cứng từ vòng tránh thai. Cụ thể, nếu vòng tránh thai vẫn được nằm ở đúng vị trí, phụ nữ có thể sẽ chỉ sờ được sợi dây, mà không thể nào cảm nhận được phần nhựa cứng. Do đó, nếu cảm nhận được phần nhựa cứng, rất có thể bạn đang có nguy cơ bị tuột vòng tránh thai.
Đối tác cảm nhận sự bất thường trong lúc quan hệ
Theo đó, trong quá trình quan hệ tình dục, nếu chồng hoặc bạn trai của bạn bất ngờ cảm nhận được phần nhựa cứng của vòng tránh thai. Lúc này, rất có thể vòng tránh thai đã bị tuột ra khỏi vị trí ban đầu.
Phụ nữ cảm thấy đau bụng nhiều
Khi bị tuột vòng tránh thai, bạn có thể sẽ phải đối mặt với cơn đau nghiêm trọng, sau đó có thể trở nên tồi tệ hơn. Cơn đau này có thể kéo dài từ 3 đến thậm chí 6 tháng sau khi đặt vòng tránh thai. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và đặt lại vòng tránh thai cho đúng vị trí.
Cảm thấy đau khi “yêu”
Nếu vòng tránh thai bất ngờ bị tuột, sẽ khiến cho cuộc yêu của bạn trở nên đau đớn. Nhiều phụ nữ chia sẻ rằng, họ hoàn toàn không cảm thấy thoải mái với một số tư thế quan hệ tình dục nhất định sau khi đặt vòng.
Tuy vậy, sự không thoải mái này không giống với tình trạng đau đớn khi quan hệ. Lúc này, những cơn đau khi quan hệ tình dục có thể được xem là dấu hiệu cho thấy vòng tránh thai đã di chuyển khỏi vị trí ban đầu, gây tổn thương các cơ quan sinh dục.
Chảy máu nhiều
Theo các chuyên gia, ra máu là một trong những hiện tượng khá phổ biến sau khi đặt vòng tránh thai ở nữ giới. Tuy nhiên, việc chảy máu nhiều một cách bất thường vào giữa giai đoạn kinh nguyệt, rất có thể là do tuột vòng tránh thai gây ra, khiến tử cung bị chọc thủng.
Dịch tiết âm đạo bất thường
Theo các bác sĩ phụ khoa, hiện tượng dịch tiết ở âm đạo nữ giới có màu sắc bất thường, mùi hôi cũng được xem là một trong những dấu hiệu của vòng tránh thai bị tuột.
Tuột vòng tránh thai dẫn tới nhiễm trùng
Khi tuột vòng tránh thai, nhiễm trùng là một dấu hiệu không thể tránh khỏi. Theo đó, nếu cơ thể của người bạn cảm thấy không khỏe khoắn, thường xuyên ốm sốt và gần đây bạn có đi đặt vòng tránh thai. Bạn nên ngay lập tức kiểm tra vị trí của vòng tránh thai. Rất có thể, bạn đã gặp phải hiện tượng tuột vòng tránh thai.
Nghi ngờ bản thân đang mang thai
Dù hiệu quả ngừa thai của dụng cụ tránh thai đạt kết quả lên đến trên 99%, nhưng vẫn có thể xuất hiện tỷ lệ nhỏ những phụ nữ đã đặt vòng vẫn có thể mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do tuột vòng tránh thai khi quan hệ.
Ai là người dễ bị tuột vòng tránh thai ?
Theo các chuyên gia, vòng tránh thai di chuyển trong cơ thể được xem là một trong những rủi ro mà bất cứ người phụ nữ nào khi đã đặt vòng đều có thể gặp phải. Trong số đó, có một số đối tượng sẽ đối mặt với nguy cơ bị tuột vòng tránh thai cao hơn so với những người phụ nữ khác.
Phụ nữ đặt vòng ngay sau sinh
Năm 2018, một nghiên cứu trên 162 người phụ nữ đã kết luận rằng, 8% trong số những người phụ nữ đó đã bị tuột vòng tránh thai hoàn toàn và 16% bị tuột vòng tránh thai một phần trong vòng 6 tháng.
Thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ dễ bị tuột vòng tránh thai
Theo thống kê, phụ nữ trẻ và bé gái từ 14 – 19 tuổi có nguy cơ bị tuột sau khi đặt vòng tránh thai cao hơn so với những đối tượng khác. Nguy cơ này sẽ có dấu hiệu giảm đi khi phụ nữ trên 19 tuổi.
Phụ nữ vừa phá thai bằng thuốc
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ đặt vòng tránh thai trong vòng 2 tuần sau khi phá thai bằng thuốc phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị rơi vòng tránh thai. Theo đó, kết quả cho thấy có tổng cộng 6,7% phụ nữ đặt vòng sớm bị tuột vòng trong 6 tháng. Con số này ở nhóm phụ nữ đặt vòng muộn chỉ chiếm 3,3%.
Cần làm gì khi tuột vòng tránh thai?
Khi phát hiện bị tuột vòng tránh thai, bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu bạn bị đau do tuột vòng tránh thai, phụ nữ nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bạn gặp bác sĩ.
Việc sử dụng vòng tránh thai được xem là một trong những phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này ít nhiều vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, bao gồm tuột vòng tránh thai. Do đó, các chị em cần hết sức thận trọng sau khi đặt vòng, thường xuyên kiểm tra và lưu ý các dấu hiệu tuột vòng tránh thai để có thể kịp thời bảo vệ sức khỏe cho chính mình.