Và rất nhiều câu hỏi mà hầu hết ai cũng luôn nghĩ đến khi nghe được thông tin quảng cáo từ kem chống nắng. Tất cả nhãn hàng mỹ phẩm không ngừng nghiên cứu và phát triển nhằm thay đổi công thức sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vậy để chọn một loại kem chống nắng sẽ phải “cân đong” như thế nào là sự lựa chon tốt nhất.
Tùy thuộc vào thành phần thì các sản phẩm chống nắng hiện nay được chia thành 2 dạng cơ bản là chống nắng vật lý (Physical sunblock) và chống nắng hóa học( Chemical sunscreen).
Prevetion+ Daily (91g)
Dòng sản phẩm 3 trong 1: chống nắng, dưỡng da và kem lót trang điểm.
- Sản phẩm chống nắng phổ rộng cả UVA và UVB mang đến sự bảo vệ tối ưu cho làn da bạn.
- Hoàn toàn khô thoáng, không bóng dầu, không bết dính.
- Tăng độ mịn màng, căng mượt mà không che lắp vẻ tự nhiên của làn da.
- Sản phẩm chống nắng với cơ chế vật lý có thể thích hợp cho những làn da nhạy cảm, kể cả trẻ em và phụ nữ có thai.
- Tăng cường các hoạt chất nuôi dưỡng và phục hồi da vừa bảo vệ vừa tái tạo làn da của bạn.
- Sản phẩm có tính năng như kem lót có thể dễ dàng kết hợp với trang điểm.
Đa dạng cho mọi loại da như da nhờn mụn, da
Kem chống nắng vật lý
Physical sunscreen được cấu thành bởi các chất mà khi sử dụng sẽ nằm trên bề mặt da, tạo thành một lớp chắn vững chải giúp phản xạ và ngăn chặn các tia UV, khiến chúng không thể xuyên thấu vào da được. Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là titanium dioxide và zinc oxide (cả 2 đều bảo vệ tốt và ít gây kích ứng cho da) và phù hợp cho cả làn da nhạy cảm.Tuy nhiên loại này thường có nhược điểm là tạo nên một tấm màng trắng mờ khi thoa lên da.
Kem chống nắng hóa học
Chemical sunscreen hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách thu và thẩm thấu các tia UV, các hoạt chất sẽ tự xử lí và phân hủy trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Có một điều cần lưu ý là kem chống nắng hóa học thường chứa nhiều hóa chất để có thể bảo vệ làn da tránh khỏi cả hai loại tia UVA và UVB vì vậy hàm lượng các thành phần hóa học như avobenzone, octinoxate…phải được tăng lên nên sẽ dễ gây kích ứng hơn, từ đó không phù hợp với da nhạy cảm hoặc làn da em bé.
Broad Spectrum – Chống nắng phổ rộng
Đây là loại kem chống nắng có chứa cả hai thành phần vật lý và hóa học có tác dụng chống các tia UV và ít gây kích ứng da đặc biệt là da nhạy cảm.
Tại sao chúng ta không nên sử dụng SPF cao? Chẳng hạn như SPF 75 hoặc SPF 100, không bảo vệ tốt hơn so với SPF 30 và đôi khi có quá nhiều các thành phần chống tia UVB sẽ làm kích ứng cho làn da nhạy cảm. Và tất cả các sản phẩm chống nắng phải được qua kiểm nghiệm của FDA, các nhãn hàng sản xuất kem chống nắng phải tuân thủ các quy định này và không được phép in nhãn sản phẩm vượt quá SPF 50.
Sử dụng chống nắng như thế nào là đúng cách
Chọn loại gì?
Tùy theo yêu cầu về thẩm mỹ, bạn nên chọn từng loại phù hợp khác nhau. Nếu cần trang điểm, bạn nên chọn kem tiệp màu da tức kem có thành phần hữu cơ. Nếu phải hoạt động ngoài nắng lâu, bạn nên chọn kem có thành phần chất vô cơ để có tác dụng lâu. Với da nhạy cảm, bạn nên chọn loại kem chống nắng có thành phần oxide kẽm hoặc titan, còn da mụn thì chọn sản phẩm dạng xịt.
Không tiết kiệm liều lượng kem chống nắng.
Thoa 30 phút trước khi ra ngoài.
Thoa tiếp sức sau 2 giờ dưới nắng.
Một làn da dù khoẻ đẹp đến mấy cũng cần có sự bảo vệ khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài như ánh nắng, khói bụi ô nhiễm…hãy chắc chắn rằng bạn sẽ được bảo vệ đầy đủ khi tiếp xúc với các “ hung thần” của làn da.