Đôi khi tất cả những gì làn da bạn cần là tạm ngừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da để da không bị bí và nổi mụn. Bạn có thể đã có những sản phẩm chăm sóc da đáng tin cậy cho da mụn, nhưng sự thật các sản phẩm này sẽ không tác dụng điều trị để mang lại tác dụng vĩnh viễn được. Bởi vì làn da của chúng ta chịu ảnh hưởng không ngừng của thời tiết và môi trường sống cũng như các chất dinh dưỡng mà chúng ta ăn vào. Vì vậy, mụn vẫn có thể nổi lại bất kỳ lúc nào.
Vì vậy, Mẹ và Con muốn cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về da mụn và cách tự làm các hỗn hợp trị mụn từ tự nhiên để có thể dùng mọi lúc, đặc biệt ngay khi bạn đã hết các sản phẩm đặc trị vì giãn cách xã hội.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá?
Mụn trứng cá bắt đầu khi các lỗ chân lông trên da của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết.
Mỗi lỗ chân lông được kết nối với một tuyến bã nhờn, tuyến này tạo ra chất nhờn gọi là bã nhờn. Bã nhờn có thể làm bít lỗ chân lông, gây ra sự phát triển của một loại vi khuẩn được gọi là Propionibacterium acnes, hoặc P. acnes. Các tế bào bạch cầu của bạn tấn công P. acnes, dẫn đến viêm da và mụn trứng cá. Một số trường hợp mụn trứng cá nặng hơn những trường hợp khác, nhưng các triệu chứng phổ biến bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen và mụn nhọt.
Các yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá, bao gồm:
- do gen di truyền học
- chế độ ăn không hợp lý, nhiều chất kích thích
- căng thẳng, stress
- thay đổi hormone
- nhiễm trùng da
Bạn có thể hoàn toàn điều trị mụn tại nhà, cùng theo các công thức trị mụn tự làm tại nhà ở phía dưới nhé!
Các công thức trị mụn tại nhà
1. Hoa hồng và lô hội cho da khô
Nếu làn da của bạn thường xuyên nhạy cảm với các thành phần hóa học và bạn không bị dị ứng với hoa hồng hoặc lô hội, thì loại dầu dưỡng này sẽ rất phù hợp cho bạn. Ngoài mụn trứng cá, nó có thể giúp làm dịu vết cháy nắng và nuôi dưỡng làn da khô.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 cốc cánh hoa hồng
- 1 cốc gel lô hội
- Dụng cụ đựng
Cách thực hiện:
1. Trộn cánh hoa hồng và gel lô hội cho đến khi bạn có được một hỗn hợp sủi bọt
2. Lọc hỗn hợp màu hồng từ máy xay sinh tố bằng rây
3. Bảo quản nó trong hộp thủy tinh trong tủ lạnh
3. Thoa lên da sạch bất cứ khi nào cần thiết
2. Dầu tràm trà trị mụn cho da nhờn
Với công thức này, những bạn nào có làn da nhờn có thể được dưỡng ẩm tự nhiên với gel lô hội trộn với dầu cây trà, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 20 giọt tinh dầu tràm trà
- 1 cốc gel lô hội
- Dụng cụ đựng
Cách thực hiện:
1. Trộn đều gel lô hội và tinh dầu trà
2. Bảo quản hỗn hợp trong hộp thủy tinh và luôn để trong tủ lạnh
3. Sử dụng nó vào ban đêm trên khắp mặt và cổ của bạn
3. Rửa sạch bằng nước vào buổi sáng
3. Trà hoa cúc cho da hỗn hợp
Da hỗn hợp có thể cảm thấy khô và nhờn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, vào loại da của từng người. Nếu bạn là người có làn da hỗn hợp (không quá khô, không quá dầu) thì bạn nên áp dụng công thức trị mụn tại nhà này. Dầu dưỡng da dạng gel dịu nhẹ với hoa cúc la mã rất phù hợp để cung cấp nước cho da và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 túi trà hoa cúc
- 1 cốc gel lô hội
- Dụng cụ thủy tinh
Cách thực hiện:
1. Ủ các túi trà để tạo thành một tách trà hoa cúc
2. Khi trà nguội, trộn gel nha đam và trà để hỗn hợp hòa quyện
3. Đổ hỗn hợp vào hộp thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh
4. Thoa lên da của bạn vào ban đêm
4. Mặt nạ mật ong và quế
Mật ong và quế có khả năng chống lại vi khuẩn và giảm viêm. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy sự kết hợp giữa mật ong và chiết xuất vỏ quế có tác dụng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây mụn.
Thành phần cần chuẩn bị:
- mật ong
- quế
- dụng cụ đựng
Cách làm mặt nạ mật ong và quế:
1. Trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa quế để tạo thành hỗn hợp sền sệt
2. Sau khi rửa mặt sạch, đắp mặt nạ lên mặt và giữ nguyên trong 10–15 phút
3. Rửa sạch mặt nạ hoàn toàn và lau khô mặt
5. Mặt nạ trà xanh
Trà xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa và uống nó có thể giúp tăng cường sức khỏe. Nó cũng có thể giúp giảm mụn trứng cá. Các polyphenol trong trà xanh giúp chống lại vi khuẩn và giảm viêm. Chất chống oxy hóa chính trong trà xanh – epigallocatechin-3-gallate (EGCG) – làm giảm sản xuất bã nhờn, chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn ở những người có làn da bị mụn. Ngoài ra, uống trà xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin, là những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá .
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- lá trà xanh
- nước nóng
- bông trang điểm và dụng cụ đựng
Cách làm mặt nạ trà xanh:
1. Ngâm trà xanh trong nước sôi khoảng 3-4 phút, để trà nguội
2. Sử dụng một miếng bông gòn, thoa trà lên da hoặc đổ vào bình để xịt
3. Để khô, sau đó rửa sạch với nước và vỗ nhẹ cho da khô
6. Mặt nạ giấm táo
Giấm táo được làm bằng cách lên men rượu táo, hoặc nước trái cây chưa lọc từ táo ép. Giống như các loại cây nho khác, nó được biết đến với khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm. Giấm táo có chứa các axit hữu cơ, chẳng hạn như axit xitric, dùng để trị mụn. Ngoài ra, axit lactic, một loại axit khác trong giấm táo, cũng có thể cải thiện sự xuất hiện của sẹo mụn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- giấm táo
- nước
- bông trang điểm và dụng cụ đựng
Cách làm mặt nạ gấm táo:
1. Trộn 1 phần giấm táo và 3 phần nước (dùng nhiều nước hơn cho da nhạy cảm)
2. Sau khi rửa mặt sạch, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da bằng bông gòn
3. Để yên trong 5–20 giây, rửa sạch bằng nước và lau khô
4. Lặp lại quá trình này 1-2 lần mỗi ngày nếu cần.
Hy vọng là với những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm bí kíp chăm sóc da và điều trị mụn tại nhà cho mình. Trong mùa dịch, với nhiều sự bất cập và tốn kém như hiện nay thì các công thức tự làm càng ngày càng được ưa chuộng. Các công thức hướng dẫn làm mặt nạ trị mụn tại nhà sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí skincare rất nhiều, hãy thử làm và kiểm chứng hiệu quả của nó với chúng tôi nhé!
Mẹ và Con chúc bạn thật nhiều sức khỏe, luôn xinh đẹp, rạng rỡ và tràn đầy năng lượng để sẵn sàng vượt qua đại dịch nhé!