Me&Con - Khi quyết định chấp nhận làm vợ của người đàn ông đã có con, bạn phải đối mặt với định kiến giữa mẹ kế - con chồng. Vậy làm cách nào để có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà không bị rào cản đó lấn át, hãy tham khảo 6 lời khuyên bổ ích sau. Nỗi lòng mẹ kế khi con chồng ngược lại... gây sự 10 mẹ kế, bố dượng mẫu mực của showbiz Làm mẹ kế

Hãy chuẩn bị đối mặt với sự phản đối

Khi bạn đã sống chung một nhà với chồng và con riêng của anh ấy, hãy chuẩn bị tâm lý thật vững vàng vì có thể bạn sẽ nhận những lời phản đối, chỉ trích, thậm chí là ánh nhìn không mấy thiện cảm của con riêng chồng dành cho mình. Chúng sẽ tìm mọi cách phản đối bạn, không cho bạn và ba chúng sống chung một nhà. Thậm chí những đứa trẻ ấy còn có thể sẽ đem đến nhiều rắc rối cho bạn bằng thái độ căm ghét, thờ ơ hay những hành động trái ngược với ý bạn… Thật không dễ dàng để chúng có thể chấp nhận một “người lạ” tự dưng lại sống chung một nhà với mình và ba của mình như vậy.

me-keBọn trẻ sẽ tự mở một “rào chắn” không cho bạn đến gần chúng. (Ảnh minh họa)

“Chiêu” thông thường của nhiều đứa con riêng là xem người mẹ kế giống như người không tồn tại, không thèm nhìn mặt “bà ta”. Bọn trẻ sẽ tự mở một “rào chắn” không cho bạn đến gần chúng, hay tự nhốt mình trong phòng riêng hoặc phản đối bằng cách…bỏ nhà đi. Đối với trẻ nhỏ, chúng sẽ bỏ đi lang thang ngoài đường đến khi tối mịt mới về, còn đối với những thanh thiếu niên thì chúng sẵn sàng bỏ đi xa bất cứ nơi nào, ngầm nói với ba chúng rằng “nếu có bà ta thì sẽ không có con trong căn nhà này và ngược lại”. Có thể trong bữa ăn, bạn muốn gần gũi với chúng hơn khi bới cơm, gắp thức ăn… nhưng cái bạn nhận được là những cái hất tay, cái liếc mắt không cần quan tâm về phía mình. Lúc đó bạn cần phải bình tĩnh, không nên nóng giận vì chúng cần có một khoảng thời gian để có thể chấp nhận sự thật này.

Không kể tội, kêu ca với chồng

Nhiều mẹ kế đã không thể giữ bình tĩnh trước “đòn tấn công” của con riêng. Chỉ vì chịu không nổi thái độ, hành xử của bọn trẻ đối với mình mà tức giận, cảm thấy không được tôn trọng nên than vãn, khóc lóc, tỏ ra yếu đuối hy vọng nhận được sự đồng cảm của chồng… Nhiều ông chồng khi đi làm về mệt mỏi, thay vì nhận được sự cảm thông, an ủi, động viên mình… lại nghe những lời kể lể, than phiền, những giọt nước mắt không dứt của vợ. Tình huống này sẽ có hai trường hợp: Nếu chồng bênh con sẽ trách vợ không hiểu chuyện, không biết nghĩ cho chồng, không biết cách dạy dỗ con… thì lúc này bạn sẽ có cảm giác bị tổn thương, hối hận vì đã lấy người có con riêng, tình cảm vợ chồng sẽ vì đó mà rạn nứt. Ngược lại nếu chồng bênh vợ, quay sang mắng con thì mọi việc sẽ nghiêm trọng hơn. Từ đó bọn trẻ sẽ càng căm ghét mẹ kế hơn, khoảng cách giữa bạn và bọn trẻ không thể nào gần nhau được. Nguy hiểm hơn, nhiều đứa trẻ có thể trở nên lầm lì, ít nói. Tổn thương bên trong sẽ dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ.

Trò chuyện, quan tâm chăm sóc và yêu thương trẻ một cách chân thành

Hãy yêu thương bọn trẻ một cách chân thành nhất. Đừng cố gắng hay giả vờ yêu thương chúng vì những đứa trẻ như vậy thường rất nhạy cảm, và điều đó cũng không tốt cho bạn. Nếu bạn xây dựng mối quan hệ ngoài thật trong giả thì cuộc sống của gia đình sẽ không bao giờ vui vẻ được. Bạn cần học cách tiếp cận chúng một cách chân thành, lắng nghe những điều chúng nói về bạn và hãy bày tỏ quan niệm, suy nghĩ của mình cho chúng nghe. Hãy thật nhẹ nhàng, ứng xử khéo léo đúng mực đối với con riêng của chồng, có như vậy chúng sẽ bớt ác cảm đối với bạn. Hãy nói bọn trẻ cho bạn cơ hội để chứng minh là bạn thật lòng, muốn chăm sóc cho chúng và ba chúng. Mỗi ngày bạn nên tìm cách gần gũi trẻ, tìm những ưu khuyết điểm, sở thích của trẻ để tạo thiện cảm để chúng hiểu bạn hơn. Bạn có thể sẽ cố gắng nấu một món ăn thật ngon mà chúng thích, hay nghe chúng tâm sự về chuyện trường lớp, thậm chí cả chuyện ba mẹ chúng đã hạnh phúc như thế nào… Trò chuyện với lũ trẻ như một người bạn với lòng chân thành và cảm thông sâu sắc, bọn chúng sẽ hiểu và sẽ gần gũi với bạn hơn.

quan-tamTrò chuyện quan tâm chăm sóc trẻ một cách chân thành. (Ảnh minh họa)

Trở thành một hình mẫu tích cực

Để trở thành hình mẫu một người mẹ kế hoàn hảo trong mắt chúng, trước tiên bạn nên thay đổi bản thân mình. Không phải thay đổi những thói quen sở thích, những tự do cá nhân mà hãy thay đổi định kiến việc bạn là người đến sau mẹ chúng. Hãy trở thành một bà mẹ kế tuyệt vời bằng cách chăm sóc gia đình tận tình, thấu hiểu chồng con bằng cách học những bí quyết nấu ăn ngon để trổ tài nấu nướng. Người ta thường nói con đường dẫn đến hạnh phúc nhanh nhất là đi qua bao tử. Không cần phải nấu ăn giỏi, hãy nấu ăn bằng lòng nhiệt huyết sẽ khiến cho chồng và các con sau mỗi giờ làm, giờ học luôn luôn muốn trở về nhà quây quần ăn cơm. Chính tâm huyết của bạn sẽ khiến mình và con riêng của chồng xích lại gần hơn.

Tôn trọng cuộc sống riêng tư của trẻ

Trong cuộc sống thì ai cũng cần phải có sự riêng tư, tự do cá nhân. Và tất nhiên bọn trẻ cũng thế. Hãy cho chúng có một khoảng trời riêng tư nhất định để làm những việc mình thích như đọc sách, đi chơi với bạn bè, viết nhật ký…. Điều cấm kị là đừng vì tò mò muốn xem bọn trẻ viết gì mà xâm phạm quyền riêng tư của chúng. Nếu bạn làm vậy, khi chúng biết  thì mọi khoảng cách, tình cảm mà bạn cố gắng bồi dưỡng bấy lâu nay sẽ trở về con số không.

Kiên nhẫn

Điều cuối cùng là bạn hãy thật kiên nhẫn xây đắp tình cảm với con riêng của chồng, bởi không ai cảm thấy gần gũi, quen thuộc với người lạ ngay được nên hãy cho chúng thời gian thích ứng việc có một người mẹ kế. Thời gian chung sống với nhau sẽ xóa bỏ những định kiến, khúc mắc, sự chán ghét của chúng đối với bạn. Sự kiên nhẫn của bạn sẽ kéo dài theo thời gian khi nào bọn trẻ chịu chấp nhận bạn. Đừng vội bỏ cuộc, vì chúng đã không có mẹ ruột bên cạnh nên ít nhiều sẽ cảm thấy chơi vơi, mất mát thứ gì đó… Hãy học cách yêu thương, kiên nhẫn và cho chúng thấy bạn luôn cố gắng xoa dịu vết thương của chúng. Có như vậy định kiến mẹ kế – con chồng mới được rũ bỏ và tình cảm vợ chồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.

Tags:

Bài viết liên quan