Mẹ&Con - Suốt chín tháng thai kỳ, khi đi khám thai, ngoài các thông số về đường kính lưỡng đỉnh, nhịp tim… thì sẽ có 2 thông tin mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Đó là trọng lượng và chiều dài của thai nhi. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ biết bé yêu của bạn có đang phát triển bình thường hay không. Bí quyết giúp bầu làm việc tốt khi mang thai Bị stress liệu có thể có thai?

Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào đó để điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi cho mình sao cho thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Cùng tìm hiểu một chút về cân nặng của thai nhi trong chuyên đề này, bạn nhé!

Hiểu đúng/ sai về cân nặng thai nhi

* Bạn nghĩ:

Tôi mang thai và bị nhẹ cân. Như vậy thai nhi của tôi cũng sẽ nhẹ cân?

>> Thực tế là:

Lúc bắt đầu thai kỳ, bác sĩ có thể đánh giá chỉ số cơ thể (BMI) của bạn. Chỉ số cơ thể lý tưởng là từ 19 tới 25. Nếu khi mang thai, bạn ăn ít và tăng cân không đáng kể thì em bé của bạn có nguy cơ nhẹ cân lúc sơ sinh hoặc nguy cơ chuyển dạ sớm (trước 36 tuần) cho người mẹ. Đó là lý do vì sao bạn cần ăn uống lành mạnh, cân bằng và cố gắng không để bụng đói quá lâu mà không ăn.

* Bạn nghĩ:

Nếu tôi thừa cân quá nhiều thì điều gì sẽ xảy ra?

>> Thực tế là:

Phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 có nguy cơ gia tăng các biến chứng như huyết áp cao, bệnh tiểu đường và tiền sản giật. Mang thai là thời gian những người mẹ thừa cân càng phải tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đồ béo và đường. Điều này sẽ có lợi cho mẹ và cả cho thai nhi.

trong-luong-va-chieu-dai-cua-thai-nhi-la-2-thong-tin-ma-me-bau-can-luu-y

* Bạn nghĩ:

Thai nhi nặng cân thì sẽ sinh khó phải không?

>> Thực tế là:

Có thể. Tuy nhiên, kích thước của em bé không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ chuyển dạ hoặc mức độ đau đớn khi sinh. Điều này phụ thuộc nhiều hơn vào ngôi thai và cách người mẹ thư giãn khi chuyển dạ. Với những thai nhi quá nặng cân thì phương pháp mổ đẻ là cần thiết.

Mẹ cần biết

Thai nhi nhẹ cân khi chào đời sẽ thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác như dễ bị ngạt, dễ viêm phổi, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần, dễ mắc bệnh do sức đề kháng kém hơn… Không chỉ thế, trẻ sinh ra nhẹ cân thường có chỉ số thông minh cũng như nhiều chỉ số phối hợp, vận động khác thấp hơn hẳn trẻ sinh ra với cân nặng đủ chuẩn bình thường.

* Bạn nghĩ:

Thai nhi nhẹ cân sẽ dễ sinh hơn?

>> Thực tế là:

Điều này không chính xác. Bạn đừng nghĩ là ăn ít thì thai nhi nhỏ sẽ sinh nở dễ dàng bởi điều này không đúng. Trên thực tế, nhiều thai nhi nhẹ cân vẫn khiến cuộc “vượt cạn” mất nhiều thời gian và khó khăn.

* Bạn nghĩ:

Thai nhi càng nhỏ thì sức khỏe càng kém?

>> Thực tế là:

Có sự khác biệt giữa một thai nhi nhỏ do không phát triển tốt trong tử cung (có liên quan đến sức khỏe kém) với những thai nhi đơn giản là nhẹ cân hơn bình thường một chút. Tốt nhất từ khoảng tuần 25, bạn nên có một biểu đồ đánh giá sự phát triển của bé dựa trên ý kiến của bác sĩ. Nếu em bé của bạn hơi nhỏ nhưng vẫn phù hợp với tốc độ phát triển thì không cần quá lo. Nhưng nếu sự phát triển của bé bị giảm sút thì bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ.

* Bạn nghĩ:

Tôi bị nghén nặng. Liệu thai nhi có nhẹ cân vì điều đó?

>> Thực tế là:

Em bé của bạn vẫn có thể đủ dinh dưỡng bé cần từ mẹ. Bởi lẽ các cơn nghén thường sẽ được cải thiện sau tuần 12. Nhưng cơn nghén trở thành nguy hiểm nếu bạn không ăn một thời gian dài. Khi ấy, nên cố gắng ăn ít nhưng thường xuyên và uống đủ nước. Khi nôn nặng, người mẹ có thể vào viện để truyền nước, tránh mất nước. Những bệnh nặng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng tới bé, trong khi cơn buồn nôn của mẹ thì hầu như không thành vấn đề.

Ngăn ngừa thai nhẹ cân

– Đừng mang thai muộn: Nếu mang thai muộn, bạn có nguy cơ rất cao thai nhi gặp phải một số biến chứng thai nghén, trong đó có cả tình trạng nhẹ cân.

– Trước khi mang thai: Cần có sự chuẩn bị chu đáo, khám sức khỏe tổng quát, điều trị dứt điểm bệnh tật nếu có, đưa cân nặng trở về nằm trong mức chuẩn (không thừa cân, không quá ốm).

– Trong chín tháng thai kỳ: Cần có chế độ ăn uống hợp lí và khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển cân nặng đạt mức tiêu chuẩn. Ăn nhiều đạm như thịt gà, thịt bò, uống nhiều sữa, ăn trái cây, rau quả, bổ sung các loại dầu như dầu ô-liu, dầu mè… Hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, nhiều mỡ động vật (trừ mỡ cá). Đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể các vitamin, khoáng chất quan trọng như axit folic, sắt, canxi, vitamin C…

– Khám thai thường xuyên: Nếu khám thai đầy đủ, đúng theo lịch hẹn của bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp mẹ phát hiện sớm chứng nhẹ cân ở thai nhi, từ đó hướng dẫn cách ăn uống và ngủ nghỉ sao cho hợp lý. Nếu mẹ bị dấu hiệu của bệnh tiểu đường hay cao huyết áp cũng ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi và cần được chữa trị sớm.

– Tránh xa: Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Lưu ý không chỉ tránh hút thuốc trực tiếp mà còn phải tránh cả ở mức “gián tiếp” (tức hít phải khói thuốc do người khác hút bên cạnh). Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh tuyệt đối việc tự ý sử dụng thuốc, uống thuốc bừa bãi không theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.

– Chú ý vấn đề răng miệng: Nếu thai phụ có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu thì rất dễ gây nhiễm trùng, trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn đến thai nhi dễ bị nhẹ cân.

– Tâm lý: Cố gắng giữ tâm lý vui vẻ, tránh để bị stress. Sự căng thẳng của thai phụ rất dễ là nguyên nhân khiến bé nhẹ cân (vì mẹ ăn ngủ không được, ảnh hưởng sức khỏe sẽ ảnh hưởng thai nhi). Nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng để giữ cho tinh thần thoải mái. 

trong-luong-va-chieu-dai-cua-thai-nhi-la-2-thong-tin-ma-me-bau-can-luu-y

Bảng trọng lượng và chiều dài trung bình của thai nhi

Tuần tuổi

Chiều dài

Trọng lượng

Tuần tuổi

Chiều dài

Trọng lượng

Thai 1 tuần

Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành. Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng.

Thai 20 tuần

25,6 cm

300 g

Thai 2 tuần

Thai 21 tuần

26,7 cm

360 g

Thai 3 tuần

Thai 22 tuần

27,8 cm

430 g

Thai 4 tuần

Thai 23 tuần

28,9 cm

500 g

Thai 5 tuần

Hệ thần kinh hình thành. Đã có dấu hiệu mang thai.

Thai 24 tuần

30 cm

600 g

Thai 6 tuần

Thai 25 tuần

34,6 cm

660 g

Thai 7 tuần

Phôi thai hoàn thiện.

Thai 26 tuần

35,6 cm

760 g

Thai 8 tuần

1,6 cm

1 g

Thai 27 tuần

36,6 cm

875 g

Thai 9 tuần

2,3 cm

2 g

Thai 28

tuần

37,6 cm

1005 g

Thai 10 tuần

3,1 cm

4 g

Thai 29 tuần

38,6 cm

1150 g

Thai 11 tuần

4,1 cm

7 g

Thai 30 tuần

39,9 cm

1320 g

Thai 12 tuần

5,4 cm

14 g

Thai 31 tuần

41,1 cm

1500 g

Thai 13 tuần

7,4 cm

23 g

Thai 32

tuần

42,4 cm

1700 g

Thai 14 tuần

8,7 cm

43 g

Thai 33 tuần

43,7 cm

1920 g

Thai 15 tuần

10,1 cm

70 g

Thai 34 tuần

45 cm

2150 g

Thai 16 tuần

11,6 cm

100 g

Thai 35 tuần

46,2 cm

2380 g

Thai 17 tuần

13 cm

140 g

Thai 36

tuần

47,4 cm

2620 g

Thai 18 tuần

14,2 cm

190 g

Thai 37 tuần

48,6 cm

2860 g

Thai 19 tuần

15,3 cm

240 g

Thai 38 tuần

49,8 cm

3080 g

Thai 20 tuần

16,4 cm

300 g

Thai 39 tuần

50,7 cm

3290 g

20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông.

Thai 40 tuần

51,2 cm

3460 g

Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi

Lưu ý: Bảng trọng lượng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi có sự sai số do cách tính tuổi thai có thể không hoàn toàn chính xác và sự phát triển của thai nhi không hoàn toàn đều. Do vậy bảng này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa để nắm vững hơn các thông số của bé.

Thế nào là thai nhẹ cân?

Trẻ sơ sinh chào đời có cân nặng dưới 2,5kg có nghĩa là thai nhi đã bị nhẹ cân. Thai nhi nhẹ cân sẽ ảnh hưởng rất lớn về sau như trẻ sinh ra sẽ kém thông minh hay phản ứng chậm hơn những trẻ bình thường.

Trọng lượng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau từ kích thước tử cung, sức khỏe, tuổi tác người mẹ… Tuy nhiên, hiện tượng thiếu cân ở trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa được nhờ vào việc khám thai, theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi.

Tags:

Bài viết liên quan