Mẹ&Con – Việc tự ý mua thuốc về nhà điều trị viêm tai giữa cho con theo các kinh nghiệm truyền miệng có thể khiến con bị điếc vĩnh viễn... Cha mẹ vô tình khiến con bị viêm tai giữa vì những thói quen này Dấu hiệu nhận ra bé đang bị viêm tai giữa

Trẻ suýt bị điếc vì bố mẹ tự ý chữa viêm tai giữa tại nhà 5

Nhiều trẻ bị biến chứng nặng do bố mẹ tự ý điều trị viêm tai giữa tại nhà. (Ảnh minh họa)

Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương đã từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị viêm tai giữa nặng, tái phát nhiều lần. Đa số trường hợp là do bố mẹ chủ quan, tự điều trị tại nhà dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Điển hình là trường hợp của một bé trai 4 tuổi (Hà Nội), nhập viện trong tình trạng viêm tai giữa gây đau và chảy mủ. Gia đình cho biết, trước đây bé đã từng điều trị một lần nhưng lại bị tái phát. Mỗi lần tái phát, mẹ thường tự điều trị bằng cách mua thuốc về thổi vào tai con. Hậu quả sau nhiều lần tái phát, bé bị viêm tai xương chũm cấp kèm theo triệu chứng đau, sốt, tai sưng vù…

Tương tự, trường hợp của một bé gái mới 9 tháng tuổi nhưng bé đã bị viêm tai giữa do viêm mũi họng kéo dài. Trong quá trình điều trị viêm mũi họng cho bé, mẹ thường nhỏ nước muối sinh lý nhưng lại vô tình khiến nước muối chảy ra tai gây viêm tai giữa.

Theo bác sĩ tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương cho biết, đa số trẻ nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng, thậm chí có trường hợp trẻ bị thối tai, hỏng tai do bố mẹ mắc sai lầm khi tự ý điều trị viêm tai giữa cho con.

Viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ suýt bị điếc vì bố mẹ tự ý chữa viêm tai giữa tại nhà 6

Viêm tai giữa cấp có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. (Ảnh minh họa)

Cấu tạo của tai được chia làm ba phần, gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó, tai ngoài và tai giữa được ngăn cách bằng màng nhĩ.

Viêm tai là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa cấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em, lứa tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo… Triệu chứng đặc trưng của bệnh là chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi thường hay quấy khóc, sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhi sẽ thấy đau nhói. Với những trẻ lớn, bé còn kêu đau đầu, khả năng nghe kém. Ngoài ra, khi soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng… cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa. Tình trạng viêm tai giữa cấp có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý, kịp thời.

Sai lầm khi tự điều trị viêm tai giữa

Nhiều phụ huynh khi thấy con bị viêm tai giữa đã tự ý mua thuốc về nhà điều trị theo kinh nghiệm truyền miệng của nhiều người. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên biến chứng điếc, do ngộ độc thuốc kháng sinh hoặc không những không khỏi mà còn trở thành bệnh mạn tính. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến của bố mẹ trong việc tự ý điều trị viêm tai giữa cho con:

– Tự ý mua thuốc về nhỏ, rồi dùng thuốc bột tự thổi vào tai khiến con bị thủng màng nhĩ, gây tắc ống tai và viêm màng não…

– Việc dùng không đúng thuốc gây nên tình trạng ngộ độc thuốc, điếc vĩnh viễn.

– Tự ý đắp cao ong khi thấy con bị viêm tai giữa.

Tags:

Bài viết liên quan