Mẹ&Con - Xin hỏi bác sĩ, làm sao để có thể phân biệt cháu chỉ bị một số bệnh hô hấp thông thường với viêm phổi? Có cách nào để ngăn ngừa viêm phổi cho trẻ sơ sinh không?... 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Xử lý bệnh mắt ở trẻ sơ sinh 5 lưu ý về chăm trẻ sơ sinh

Một chị bạn của tôi có con nhỏ 2 tháng tuổi. Mới đây, cháu bé bị chẩn đoán là viêm phổi sơ sinh và phải điều trị rất khó khăn. Khi nghe chị kể, tôi rất lo vì con tôi cũng chỉ mới có 1 tháng 10 ngày và thỉnh thoảng cháu cũng hay bị khó thở, nôn trớ khi bú… Xin hỏi bác sĩ, làm sao để có thể phân biệt cháu chỉ bị một số bệnh hô hấp thông thường với viêm phổi? Có cách nào để ngăn ngừa viêm phổi cho trẻ sơ sinh không? Và có một điều khiến tôi cứ thắc mắc mãi là tại sao đang mùa nóng điên đảo thế này mà bé lại bị viêm phổi? Tôi cứ tưởng viêm phổi chỉ có thể xảy ra vào mùa đông hay ở miền lạnh thôi chứ…

Hoàng Thị Mỹ Hằng
(Quận Bình Tân)

 chuyen gia mevacon

Viêm phổi sơ sinh không hề chỉ xảy ra ở mùa đông, miền lạnh như nhiều bà mẹ tưởng. Nếu không được chăm sóc chu đáo, thậm chí nhiều người thấy nóng quá thì mở quạt máy, máy lạnh phun phà phà thẳng vào bé suốt ngày đêm, tắm bé lâu trong nước lạnh (nghĩ rằng giúp con mát bớt) thì cũng có thể dẫn đến việc trẻ bị viêm phổi như thường.

Lưu ý rằng viêm phổi là một bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp, nếu không điều trị triệt để sẽ dễ mắc lại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của trẻ. Làm sao để phát hiện trẻ mắc viêm phổi sơ sinh hay chỉ là các bệnh về hô hấp thông thường? Tôi xin được gợi ý với bạn một số “dấu hiệu” sau: Thứ nhất là đếm nhịp thở. Theo quy chuẩn của WHO, đối với trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi, trong trạng thái tĩnh, số nhịp thở trong mỗi phút là 60 lần. Nếu con số này vượt quá 60, trẻ đã có biểu hiện mắc bệnh. Thứ hai là quan sát ngực của trẻ. Khi trẻ gặp trở ngại về đường hô hấp, mỗi khi thở sẽ gây ra một vết lõm rõ rệt trên ngực. Cùng với việc đếm nhịp thở, hãy quan sát xem tình trạng vết lõm thế nào để chẩn đoán bệnh cho con.

Để đề phòng viêm phổi sơ sinh cho con (kể cả cho các bé ở tuổi lớn hơn một chút), bạn nên để bé ở trong môi trường sống trong lành, sạch sẽ và thoáng khí. Hạn chế đóng kín cửa quanh năm suốt tháng. Thay vào đó nên mở cửa sổ ít nhất 1 lần/ngày để “thay đổi” không khí. Tuyệt đối không cho ai hút thuốc lá trong nhà có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi cho trẻ bú, không nên ép bé bú nhiều, bú nhanh vì ở trẻ sơ sinh, các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều triệu chứng càng nặng, gây ra viêm phổi. Vật dụng, đồ dùng của trẻ cũng phải được giữ sạch sẽ. Hạn chế để thú nhồi bông ở trong phòng ngủ của con vì loại đồ chơi này rất dễ bám bụi. Trong trường hợp mẹ bị cảm cúm, cần cách ly với trẻ tạm thời hoặc đeo khẩu trang khi cho trẻ bú, chăm sóc trẻ… 

Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp
(BV Nhi Đồng 2)

Tags:

Bài viết liên quan