Mẹ&Con – Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để có cách điều trị và chăm sóc phù hợp, phòng tránh biến chứng không đáng.
Vì sao trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu?
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu là xuất phát từ mụn trứng cá. Đây là loại mụn thường xuất hiện khi những lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi những tế bào da chết, bụi bẩn và bã nhờn. Từ đó, vi khuẩn tích tụ sinh sôi nảy nở và khiến cho nốt mụn càng nặng hơn, hình thành mụn mủ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu còn có thể xuất hiện do những nguyên nhân như:
- Dị ứng (thức ăn, môi trường, côn trùng cắn)
- Bệnh ghẻ
- Do tụ cầu khuẩn
- Rosacea
- Bệnh vẩy nến
- Thủy đậu (trái rạ)
- Đậu mùa
- …
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu còn có một nguyên nhân khác đó là do trẻ hấp thụ những kích thích tố dư thừa trong sữa mẹ. Các hóc môn dư thừa này sẽ kích thích tuyến dầu phát triển thành bã nhờn và làm bịt kín lỗ chân lông dẫn đến trẻ sơ sinh nổi mụn mủ trên đầu. Theo các chuyên gia thì những bé trai sơ sinh thường mọc mụn nhiều hơn so với bé gái.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu không hiếm gặp, đây là một vấn đề bình thường, chúng sẽ dần tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc cẩn thận, những chiếc mụn mủ này có thể lây lan và gây viêm nhiễm nặng. Trong những trường hợp nguy hiểm, vi khuẩn trong mụn mủ còn có nguy cơ gây nhiễm trùng máu với triệu chứng trẻ sốt trên 39 độ.
Bố mẹ nên theo dõi và đưa bé khám bác sĩ kịp thời khi có những dấu hiệu sau:
- Mụn mủ lây lan rộng.
- Bé cảm thấy rất đau đớn, đặc biệt là ở bộ phận có mụn mủ.
- Làn da xung quanh nóng và ửng đỏ.
- Nổi mụn mủ kèm sốt.
- Bé buồn nôn, nôn hoặc bị tiêu chảy.
Việc điều trị chậm trễ khi có những dấu hiệu nguy hiểm trên đây có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm như điếc, viêm màng não, viêm phổi…
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu tại nhà
- Tắm rửa, vệ sinh cho bé thật sạch sẽ bằng nước ấm.
- Thường xuyên cắt móng tay cho bé để bé không chạm vào, gây lở loét nốt mủ.
- Mẹ nên thay đổi các nhóm thực phẩm trong bữa ăn của bé bằng các món dễ ăn như cháo, súp… và các loại trái cây giàu vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ.
- Kéo dài thời gian cho trẻ bú đến năm 2 tuổi (nếu có thể) để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con.
- Mẹ không tự ý nặn mụn, dùng kim chích nốt mụn hoặc đắp cao thuốc lên da của trẻ sơ sinh để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Mẹ có thể chữa mụn mủ bằng cồn iot: Nếu mụn chỉ mới nổi 2-3 nốt, mẹ có thể dùng cồn iot để bôi lên mụn. Nếu mụn mềm đi, mẹ đưa bé đến bác sĩ để chích tháo mủ và bôi thuốc sát khuẩn như thuốc mỡ kháng sinh.