Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là do đâu? Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng chậm kinh. Nếu bạn không quan hệ tình dục, không có dấu hiệu mang thai thì cần tìm hiểu thêm để xác định nguyên nhân cụ thể.
Thông thường trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai không gây nguy hiểm nếu chỉ xảy ra đôi lần. Tuy vậy, để chắc chắn trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có sao không thì cần đến cơ sở y tế để kiểm tra chính xác. Bạn có thể tìm hiểu trước về tình trạng này trong bài viết sau.
Trễ kinh là gì?
Trễ kinh (chậm kinh) là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Theo đó, chu kỳ kinh nguyệt đã đến nhưng mãi vẫn chưa thấy xuất hiện máu kinh. Một chu kỳ thường kéo dài tối đa là 35 ngày.
Nếu quá 35 ngày kể từ kỳ kinh gần nhất mà vẫn chưa ra máu thì được gọi là trễ kinh. Nếu trong 3 kỳ liên tiếp đều không có kinh nguyệt mà cũng không phải mang thai thì được gọi là vô kinh.
Bên cạnh chu kỳ bị kéo dài, tùy vào nguyên nhân gây trễ kinh mà chị em có thể gặp một số dấu hiệu khác như:
- Đau đầu
- Đau vùng xương chậu
- Rụng tóc, tóc xơ yếu
- Mụn trứng cá
- Rậm lông, đặc biệt là lông mặt
Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Trễ kinh thường là dấu hiệu mang thai sớm được nhiều người chú ý. Thế nhưng, nếu trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì nên tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.
Chu kỳ kinh nguyệt dễ rối loạn vào tuổi dậy thì hoặc mãn kinh. Đây là hiện tượng bình thường nên không cần lo lắng. Nếu không, đó có thể là do một trong các nguyên nhân sau:
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng, stress trong thời gian dài rất dễ dẫn tới trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Stress sẽ ảnh hưởng đến vùng dưới đồi của não, từ đó ảnh hưởng tới quá trình điều hòa kinh nguyệt.
Căng thẳng lo âu càng nặng thì chu kỳ càng rối loạn. Không phải lúc nào bạn cũng nhận biết rõ mình đang bị stress. Do đó, chị em cần chú ý để kịp thời cải thiện tâm trạng đưa cơ thể về lại trạng thái bình thường.
Thiếu chất gây chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Nếu cơ thể bị thiếu chất sẽ không thể sản xuất được các hormone cần thiết khiến chu kỳ bất thường. Nếu tình trạng này kéo dài thậm chí có thể dẫn tới vô kinh.
Do thuốc lá
Dù là bạn hút thuốc hay hít phải khói thuốc thụ động thì đều rất nguy hại tới sức khỏe. Nicotine trong thuốc lá và khói thuốc làm giảm lượng oxy phân phối tới vùng chậu, ảnh hưởng lên lớp niêm mạc tử cung.
Tập luyện quá sức
Khi tập luyện quá sức cơ thể cũng mất cân bằng nội tiết tố và dẫn tới trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Đặc biệt là nếu bạn tập luyện nặng mà còn ăn kiêng sẽ khiến cơ thể thiếu chất và rối loạn kinh nguyệt là gần như chắc chắn.
Thừa cân hoặc béo phì
Không chỉ thiếu chất, thừa cân hay béo phì cũng dễ dàng dẫn tới trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Béo phì có thể khiến cơ thể sản xuất dư thừa estrogen, khiến chu kỳ kinh bị chậm lại hoặc thậm chí ngừng hoàn toàn.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất nhiều hormone androgen (nội tiết tố nam) hơn bình thường. Điều này dẫn tới rối loạn rụng trứng khiến trứng rụng không đều hoặc ngưng hoàn toàn.
Trễ kinh do đa nang buồng trứng là bệnh lý và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, bệnh có thể diễn tiến nặng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, giảm khả năng mang thai…
Bệnh mạn tính
Một số bệnh mạn tính, đặc biệt là đái tháo đường, có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đường huyết ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể. Ngoài ra, các bệnh như Celiac, tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng Asherman…, cũng có thể làm trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Bệnh phụ khoa
Nếu trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai kéo dài thì cũng cần nghi ngờ bạn mắc bệnh phụ khoa. Các bệnh như u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung,… có thể khiến phụ nữ bị trễ kinh. Để sớm phát hiện các bệnh phụ khoa, chị em cần chú ý theo dõi tình trạng kinh nguyệt như lượng máu kinh, màu sắc, vón cục…
Do sử dụng biện pháp tránh thai
Khi chị em bắt đầu hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết đều có thể bị rối loạn kinh nguyệt. Chẳng hạn như thuốc tránh thai hay que cấy tránh thai chứa hormone Estrogen và Progestin có thể ngăn rụng trứng. Tùy theo cơ địa mỗi người mà sẽ mất từ 1 đến 6 tháng để mọi thứ bình thường trở lại.
Do tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc điều trị bệnh cũng gây rối loạn kinh nguyệt và dẫn tới chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Trong đó có thuốc chữa bệnh trầm cảm, thuốc chống loạn thần, hóa trị,… đều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nếu trễ kinh kéo dài, bạn nên trao đổi với bác sĩ kê đơn để được tư vấn thuốc phù hợp.
Các vấn đề ở tuyến giáp
Tuyến giáp đóng vai trò điều chỉnh các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nếu có bất thường ở tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp, nồng độ hormone sẽ mất cân bằng. Từ đó dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh. Thường thì sau khi tuyến giáp được can thiệp điều trị tình trạng trễ kinh cũng sẽ khỏi.
Kinh nguyệt phản ánh sức khỏe của phụ nữ. Nếu chu kỳ kinh nguyệt rối loạn trong thời gian dài (thường là trên 3 tháng) thì nghĩa là vấn đề càng lúc càng nặng và chưa được giải quyết đúng.
Tuy trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai không phải mối nguy tức thời nhưng chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy đi khám để có chẩn đoán và phương hướng điều trị phù hợp.