Chắc hẳn trong quá trình chăm sóc bé, đặc biệt là khi thay tã cho bé nhiều mẹ sẽ sợ hãi khi phát hiện phân của trẻ có dấu hiệu bất thường. Mẹ lo lắng và không biết rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì cùng như cách khắc phục trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy.
Nguyên nhân trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy
Bên cạnh nước tiểu thì phân chính là “lời cảnh báo” về sức khỏe mà cơ thể muốn lên tiếng với chúng ta. Đặc biệt là trẻ sơ sinh chỉ có thể giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng khóc. Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ đi ngoài ra máu:
Nứt hậu môn
Trẻ bị nứt hậu môn là tình trạng thường gặp do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Khi bị táo bón, phân cứng lại và giống như những viên đá nhỏ. Kết hợp với lực đẩy phân ra ngoài cùng với đó là hậu môn của bé còn mỏng yếu sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương (trầy xước) và máu tươi sẽ ra ngoài cùng phân.
Xem thêm: 6 cách tăng cường hệ tiêu hóa cho bé
Thông thường, tình trạng nứt hậu môn sẽ tự khỏi sau một thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu tình trạng đi ngoài ra máu do nứt hậu môn nặng các bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng thuốc và cho bé thoa thuốc mỡ.
Polyp đại trực tràng
Tuy rằng đây là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành hơn do thói quen ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên, những trẻ có chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, béo phì… vẫn có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Khi trẻ mắc bệnh này các mẹ có thể yên tâm, vì đa phần Polyp đều lành tính. Song vẫn có tình trạng Polyp xuất hiện số lượng lớn với kích thước tăng dần và ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột.
Khi xuất hiện Polyp chúng sẽ cọ xát với thực phẩm tiêu hóa và dẫn đến tình trạng tổn thương. Từ đó, khiến trực tràng bị chảy máu ngoài và lẫn vào phân. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy do Polyp đại tràng các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.
Bệnh lồng ruột cấp tính
Đây là bệnh thường gặp và rất nguy hiểm ở trẻ em. Bệnh xảy ra khi xuất hiện tình trạng một đoạn ruột bị lộn ngược hay chui ngược vào không gian bên trong đoạn ruột gần kề. Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi vì ruột của trẻ dưới 2 tuổi chưa hoàn thiện và chưa hoạt động ổn định.
Khi xuất hiện tình trạng này, ngoài việc trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhấy còn xuất hiện còn nhiều triệu chứng sau: đau bụng, nôn mửa, quấy khóc… Đây là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm nên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Viêm loét dạ dày – đại tràng
Chắc hẳn ít bố mẹ nào nghĩ rằng con mình lại loét dạ dày hay đại tràng. Vì đây là bệnh thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện khi ăn phải những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, chế độ ăn kém khoa học… sẽ khiến trẻ dễ bị viêm loét dạ dày – đại tràng. Khi dạ dày – đại tràng bị viêm loét các tế bào ở niêm mạc đại tràng sẽ bị tổn thương lượng nhầy của dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Tình trạng viêm loét dạ dày nặng hay nhẹ sẽ biểu hiện ra lượng chất nhầy lẫn trong phân.
Trẻ bị dị ứng hay thay đổi chế độ ăn đột ngột
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy là do dị ứng và nhạy cảm với các thực phẩm mới. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường không phổ biến.
Nếu như trẻ đang trong giai đoạn bú hoàn toàn sữa mẹ, và mẹ thay đổi chế độ ăn đột ngột, dùng những thực phẩm lạ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Từ đó, trẻ sẽ xuất hiện chất nhầy trong phân do hệ tiêu hóa của trẻ nhạy cảm với thành phần trong thực phẩm đó. Một vài thành phần và thực phẩm có thể kể đến như: đậu nành, chất sắt, thịt đỏ…
Còn đối với những trường hợp trẻ đã cai sữa và đến giai đoạn ăn dặm cũng rất dễ gặp tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy. Do thay đổi chế độ ăn đột ngột, hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích ứng dẫn đến tổn thương và tiết dịch nhầy nhiều hơn. Đồng thời quá trình thử và ăn nhiều loại thực phẩm cũng có thể xuất hiện tình trạng dị ứng với thực phẩm nào đó.
Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy do dị ứng, cách tốt nhất là các mẹ không cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm này. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho trẻ xét nghiệm dị nguyên để xác định những thực phẩm có thể gây kích ứng cho trẻ.
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, trường hợp này thường xuất phát từ nguyên nhân là một đoạn nào đó trong ruột già hay đại tràng bị sưng viêm. Tình trạng này sẽ kéo theo việc bé đi ngoài có máu hay các sợi máu hòa vào phân.
Thông thường, nguyên nhân trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy này là do di truyền. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ nhiễm trùng. Lúc này các vi khuẩn sẽ dễ dàng trú ngụ bên trong thành ruột và là ruột bị viêm. Từ đó bé sẽ đi ngoài ra máu.
Khi xuất hiện tình trạng này, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm để kiểm soát tình trạng viêm phát triển ở thành ruột. Đồng thời, tác dụng của các loại thuốc này cũng giúp tăng hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ và tăng cường khả năng “chiến đấu” với các bệnh nhiễm trùng.
Bệnh thương hàn
Đây là bệnh cũng liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hệ tiêu hóa, nguyên nhân chính là vi khuẩn Salmonella Typhi. Đối với hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch còn non nớt của trẻ chúng rất dễ xâm nhập vào cơ thể và phát triển mạnh khắp cơ thể.
Bên cạnh biểu hiện trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy thì nhiễm trùng hệ tiêu hóa còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như: sốt cao 40 độ hoặc hơn, nổi ban toàn thân, đổ mồ hôi cơ thể bất thường…
TRiệu chứng của bệnh càng nhiều (đặc biệt là triệu chứng toàn thân) thì chứng tỏ bệnh thương hàn ở trẻ đã trở nặng. Việc điều trị đúng cách sẽ giảm tác động của vi khuẩn đến sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe chung của cơ thể.
Bệnh Crohn
Đây là bệnh khá giống với tình trạng viêm đại tràng, Crohn là bệnh gây ra tình trạng viêm, loét thành trong của ruột non và ruột già dẫn đến việc trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Bệnh này thường do di truyền.
Nếu có ai đó trong gia đình bạn bị bệnh Crohn thì nguy cơ bé bị bệnh này rất cao. Để điều trị tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy do bệnh Crohn cần xác định rõ tình trạng bệnh (mức độ bệnh và xuất hiện ở vị trí nào trong ruột).Sau đó các bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc tùy thuộc vào tình trạng của bé.
Thiếu vitamin K
Vitamin K là một phần của hệ thống đông máu trong cơ thể, nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến một số rối loạn gây chảy máu và có thể gặp tình trạng phân có máu. Đa số việc thiếu hụt vitamin K xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi vì lúc này nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ. Do đó, nếu chế độ ăn của mẹ không đủ thì bé có nguy cơ thiếu vitamin K và có thể gặp tình trạng trẻ đi ngoài ra máu.
Dị ứng
Nếu trẻ dị ứng với những thực phẩm: sữa, thức ăn mẹ tiêu thụ… có thể dẫn đến tình trạng trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy. Đôi khi bé đi ngoài có sợi máu hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu. Thông thường, trẻ có thể dị ứng với các thực phẩm như: sữa bò, yến mạch, lúa mạch…. thường xuất hiện ở trẻ đang bước sang giai đoạn tập ăn dặm.
Có thể mẹ quan tâm: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Nếu nguyên nhân phân trẻ xuất hiện máu do dị ứng thường sẽ đeo bám theo bé suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại thuốc có thể kiểm soát tình trạng này. Để điều trị và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do dị ứng các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây dị ứng và tránh dùng những thực phẩm này cho bé.
Trẻ bị đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, tình trạng trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng thường gặp. Trong vài trường hợp tình trạng này có thể lành tính và tự giới hạn. Tuy nhiên, trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm và khả năng gây biến chứng nặng cho sức khỏe của trẻ. Một số nguyên nhân khác như thiếu vitamin K, kiết lỵ… nếu không được xử lý sớm và tình trạng kéo dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, mất cân bằng điện giải, chậm phát triển…
Chính vì vậy, cách khắc phục hiệu quả tốt nhất là khi phát hiện bé đi tiêu có máu thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà để tránh những biến chứng không đáng có.
Cần làm gì nếu trẻ đi ngoài ra máu
Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều bố mẹ rất hoảng loạn không biết hướng xử lý đúng. Sau đây là những việc bố mẹ cần làm để chăm sóc trẻ tại nhà và xin thêm lời khuyên của bác sĩ:
- Cho trẻ uống nước đúng và đủ mỗi ngày (khoảng 2 lít nước mỗi ngày và chia thành nhiều lần uống). Bên cạnh nước lọc, bố mẹ có thể cho trẻ uống nước trái cây không đường, nước điện giải, nước canh, súp, sữa… Đây là cách để bù nước, bù điện giải cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh và tránh tình trạng kiệt sức
- Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm vitamin K khi trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy. Vitamin K có thể giúp tránh rối loạn đông máu. Bên cạnh dùng viên uống bổ sung, các bạn có thể cho trẻ ăn các thực phẩm như: Rau cải bó xôi, Basil (húng quế), Cải xoăn, Bắp cải, Mù tạt, Mùi tây, Bông cải xanh, Măng tây, Cần tây, Cây ngón tay, Dưa chuột, Rau xà lách, Cà rốt, Trứng, Ớt bột, Dầu Olive, Trái cây sấy khô, Đinh hương…
- Kết hợp bổ sung những thực phẩm có công dụng bù màu bị mất khi đi ngoài, một số nhóm thực phẩm tốt cho việc sản xuất màu trong cơ thể: Thịt, Hải sản, Trứng, Nước ép củ cải đườn, Trái cây, Sữa, nho khô, Mật ong…
- Luôn cho trẻ ăn chín uống sôi, đồng thời nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dưới dạng lỏng và chia thành nhiều bữa ăn mỗi ngày để cho hệ tiêu hóa của trẻ “nhẹ nhàng” hơn
- Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế mọi hoạt động mạnh trong suốt thời gian điều trị
- Nếu trẻ đi ngoài ra máu do mắc bệnh Crohn thì phải hạn chế sữa và những thực phẩm giàu chất béo, chất xơ…
- Tuyệt đối không cho trẻ dùng những thực phẩm cay nóng, những thực phẩm chứa chất kích thích như: cà phê, trà…
- Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị
Làm gì để bảo vệ trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy?
Một số cách phổ biến để hạn chế tình trạng bé đi cầu ra máu là:
- Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho bé. Vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ
- Các mẹ nên kiểm tra hậu môn của trẻ có vết xước hay không, nếu phát hiện các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt
- Xác định được nguyên nhân dị ứng và tránh dùng thực phẩm đó chế biến thực đơn cho trẻ
- Theo dõi màu sắc và kết cấu phân của trẻ, nếu xuất hiện tình trạng khác thường các bạn hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất
Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy là tình trạng thường gặp. Chính vì vậy, khi phát hiện tình trạng này các mẹ nên giữ bình tĩnh và đưa trẻ đến bệnh viện. Khi đã xác định được nguyên nhân, các mẹ chỉ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Sau một thời gian bé sẽ khỏe và đi ngoài bình thường trở lại.