Mẹ&Con - Những mảng da bong tróc ở phần da tiếp xúc với móng tay sẽ bị xước thành sợi, chính là xước măng rô hay còn gọi là xước móng rô. Muốn con đủ dinh dưỡng: 7 điều mẹ cần biết! Cháo thịt bò trứng gà cho bé suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng từ trong bào thai

Chào bác sĩ! Thời gian gần đây không hiểu sao bé cứ bị xước móng rô ở đầu các ngón tay liên tục. Ngày nào em cũng cắt đi mà hôm sau bé lại bị xước tiếp. Có phải bé đang bị thiếu chất gì không, thưa bác sĩ?

Chị Thảo Nguyên (Thanh Hóa)

Chào chị!

Những mảng da bong tróc ở phần da tiếp xúc với móng tay sẽ bị xước thành sợi, chính là xước măng rô hay còn gọi là xước móng rô. Trẻ bị xước măng rô có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh cho đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên.

Trẻ bị xước măng rô, mẹ xử lý thế nào? 4

Tay bị xước măng rô. (Ảnh minh họa)

Bé bị xước măng rô tuy không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng đây chính là tín hiệu báo động con đang bị thiếu chất. Nếu mẹ chăm sóc và vệ sinh cho bé không đúng cách có thể sẽ là cánh cửa cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, thậm chí hoại tử cả ngón tay. Khi trẻ bị xước măng rô, mẹ đừng quên thực hiện những bước sau để giữ vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé.

– Làm sạch và cắt các mảnh da xước: Mẹ rửa tay bé thật sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Khi những phần da xước móng rô đã được làm mềm bởi nước, mẹ dùng bấm móng tay để cắt chúng ra khỏi tay bé.

– Nhắc bé rửa tay thường xuyên, rửa tay đúng cách với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi. Nếu bé còn nhỏ và chưa thể tự rửa tay, mẹ nhớ giúp bé thực hiện bước này nhé.

– Chọn nước rửa tay có độ kiềm nhẹ: Mẹ chú ý các sản phẩm chăm sóc da cho bé, bao gồm cả nước rửa tay, nên có độ pH cân bằng, không quá nhiều kiềm làm cho da tay bé dễ bị khô, bong tróc.

Tình trạng trẻ bị xước măng rô là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng thiếu vitamin C và axít folic. Mẹ nhớ giúp con bổ sung thêm vitamin C và axít folic cùng các dưỡng chất cần thiết cho làn da bằng cách ăn các loại trái cây họ cam, chanh, rau quả (cải bó xôi, bông cải xanh, ớt chuông, đu đủ, dâu tây…), thịt, trứng…

Theo sự tư vấn của BS. CKI Trần Nguyên Khôi – Khoa Nội Nhi 3, Bệnh viện Nhi Đồng 2

Tags:

Bài viết liên quan