Mẹ&Con - Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều bậc làm cha mẹ khi con gặp phải tình trạng này. Dưới đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc liên quan đến thiếu máu ở trẻ. Đừng bỏ lỡ nhé! Thịt bò hấp vỏ cam ngon bổ dành cho người thiếu máu Khéo léo kết hợp thực phẩm để tăng lượng máu cho cơ thể, phòng tránh thiếu máu Làm gì khi trẻ bị thiếu máu?

Thiếu máu là hiện tượng giảm hoặc sản sinh không đủ số lượng hồng cầu, huyết sắc tố ở máu ngoại vi gây thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Vậy trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Nhìn chung, thiếu máu ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng, phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Những trẻ bị thiếu máu sẽ thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, da xanh xao, nhợt nhạt, khó thở, quấy khóc, bé chậm tăng cân, có thể bị suy dinh dưỡng. Trẻ mất khả năng tập trung, chú ý, chậm nhận biết, chậm biết nói, biết đọc, học hành kém…

Triệu chứng khi trẻ mới bắt đầu thiếu máu

+ Bé biếng ăn, ăn không ngon miệng.

+ Da xanh xao, cơ thể trông yếu ớt và gầy gò.

+ Hay mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngủ gật.

+ Chóng mặt, ù tai khi đổi tư thế từ ngồi sang đứng.

+ Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.

+ Bé hay khóc đêm.

+ Tay chân bé hay bị lạnh, ngực đau và khó thở.

trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ việc đứa bé sinh ra từ một người mẹ thiếu máu do thiếu sắt, bữa ăn hàng ngày của bé không cung cấp đủ sắt, lượng sắt không đủ vì bé phát triển quá nhanh hoặc bé mắc các bệnh về tiêu hóa và đường ruột, dẫn dến kiết lị, tiêu chảy, táo bón làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt, gây thiếu máu.

Bất thường ở hemoglobin (Hb): Đây là phần có sắc tố màu đỏ, tạo nên màu của hồng cầu và máu. Một số bệnh di truyền có thể gây ra bất thường ở Hb của trẻ, khiến số lượng hồng cầu giảm dẫn đến thiếu máu.

Hình dạng của hồng cầu thay đổi bất thường: Hồng cầu có hình dạng bất thường sẽ khó khăn di chuyển trong mạch máu, bị tiêu diệt và dẫn đến thiếu máu.

Biến dạng trong xương tuỷ: Tuỷ xương bị biến dạng, hoạt động sản xuất hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng theo.

Mắc một số bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính cũng có thể ức chế quá trình hình thành tế bào, làm giảm hồng cầu. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ nhiễm độc chì cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu cho bé.

Cách ngăn ngừa và điều trị thiếu máu ở trẻ em

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, trứng, thịt, tôm, cá, cua, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và trái cây chín. Ngoài ra, mẹ cũng cần tăng cường cho bé ăn các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, bí đỏ, cà rốt…

Với các bé thiếu máu nặng, cần truyền máu cùng nhóm hoặc uống thuốc bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những chia sẻ về vấn đề trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không trên đây, hy vọng đã giúp bố mẹ hiểu thêm về bệnh thiếu máu ở trẻ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng và những biện pháp khắc phục hiệu quả.

Tags:

Bài viết liên quan