Mẹ&Con – Chỉ vì mẹ luôn cho con sử dụng điện thoại mà bây giờ bé phải gánh chịu nhiều vấn đề tồi tệ về sức khỏe. Hy vọng trường hợp của một bé trai 4 tuổi dưới đây sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh... Thừa Thiên - Huế: Một học sinh bị sét đánh tử vong khi đang dùng điện thoại Cho con xem tivi nhiều là bố mẹ đang hại con Cho con nằm võng là mẹ đang hại con mà không biết

cho con sử dụng điện thoại

Bác sĩ kết luận bé bị rối loạn TIC tạm thời. 

Đó là trường hợp của một bé trai (4 tuổi) bị rối loạn TIC vì liên quan đến việc thường xuyên chơi điện thoại. Mẹ của bé cho biết, mỗi lần con khóc hay làm nũng, mẹ lại cho con sử dụng điện thoại để dỗ con. Thế nhưng, khoảng 1 tháng nay, bé thường có biểu hiện giật cơ mặt, hay nháy mắt, nhíu mũi… Điều đáng lo hơn là những biểu hiện này không chấm dứt mà càng ngày nặng hơn, tần suất lặp lại nhiều hơn. Tới lúc đưa bé đi bệnh viện khám thì gia đình mới hốt hoảng nghe bác sĩ kết luận, bé bị rối loạn TIC.

Các thiết bị điện tử nói chung và điện thoại di động nói riêng được xem là “vật bất ly thân” của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ khi còn quá nhỏ sẽ để lại nhiều tác hại khôn lường về sức khỏe cũng như nhận thức. Trái lại với điều này, nhiều phụ huynh vẫn vô tư cho con sử dụng điện thoại mà không hề nghĩ đến những hậu quả về sau.

Rối loạn TIC là gì?

hạn chế cho con sử dụng điện thoại

Bố mẹ không nên cho con chơi điện thoại từ khi còn quá nhỏ. (Ảnh minh họa)

Rối loạn TIC hay còn gọi là hiện tượng máy giật tạm thời. TIC bao gồm những động tác không hữu ý, xảy ra nhanh, không nhịp điệu hoặc sự phát âm xuất hiện đột ngột không có mục đích rõ ràng. Hiện tượng này thường gặp ở lứa tuổi trẻ từ 6-10 tuổi với tỷ lệ khoảng 5-10%. Trong đó, nam giới bị mắc nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân chủ yếu là do bé tiếp xúc với điện thoại quá nhiều. Bệnh thường có các triệu chứng lâm sàng sau:

– Nháy mắt, lắc đầu, nhún vai, nhếch mép, nâng cánh mũi.

– Cử động các ngón hay phát ra những âm thanh nhanh và vô nghĩa như hắng giọng, ho khạc, lầm bầm, tiếng kêu, tiếng rít, hít thở vào mạnh.

– Với những trường hợp nặng, trẻ có thể vuốt tóc, cắn, ném, đánh, nhảy, sờ, nhại động tác (chứng lặp động tác) của người khác.

Có trường hợp bé uống thuốc sẽ hết nhưng cũng có những bé tái phát nhiều lần. Thậm chí, nhiều bé phải “gắn bó” với việc nháy mắt, nhíu mũi đến suốt đời. Khi thấy con có những biểu hiện bất thường trên, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám để có kết quả chính xác nhất. Đồng thời, nếu mẹ đã và đang thường xuyên cho con sử dụng điện thoại di động, ipad thì nên dừng ngay trước khi quá muộn.

Tags:

Bài viết liên quan