Mẹ&Con - Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus Adenovirus gây nên. Nên và không nên cho mẹ bầu vào mùa đau mắt đỏ Tất tần tật những điều ba mẹ cần biết để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em Mẹo trị đau mắt đỏ cho con khi dịch đau mắt đỏ năm nay vào mùa sớm

Chào bác sĩ, con em đang học mẫu giáo, mấy hôm nay cháu có triệu chứng mắt hơi đỏ, nhiều ghèn, cháu kém ăn, cơ thể mệt mỏi, kèm sốt nhẹ. Bác sĩ em hỏi có phải cháu nhà em đang bị đau mắt đỏ không ạ? Em phải làm gì trong trường hợp này để cháu mau hết bệnh ạ. Xin cảm ơn bác sĩ!

Lan Anh (Q. Thủ Đức, Hồ Chí Minh)

Chào chị,

Với các triệu chứng chị nếu thì có thể cháu đang bị đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus Adenovirus gây nên. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt, sau đó từ từ lây lan sang mắt còn lại. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp với dịch ghèn mắt của người bệnh.

Trẻ bị đau mắt đỏ thường đi kèm các triệu chứng như sau:

– Mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng.

– Một số bé xuất hiện nốt hạch nhỏ phía sau tai.

– Mắt có màu đỏ, nhiều ghèn.

– Trẻ bị đau mắt đỏ thường có cảm giác cộm, khó chịu ở mắt, nổi mẩn đỏ và sưng ngứa.

– Buổi sáng thức dậy trẻ thường khó mở mắt do ghèn mắt dính hai mi lại với nhau.

– Mi mắt sưng nề, đau nhức, trẻ chảy nhiều nước mắt.

Đau mắt đỏ mặc dù có tốc độ lây lan nhanh nhưng đây là bệnh lành tính ít biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nêu trên nên đưa cháu đến bệnh viện để được khám chuyên khoa và điều trị sớm.

Cách điều trị:

– Khi có nhiều ghèn trẻ có nguy cơ bị bội nhiễm, nên nhỏ mắt bằng kháng sinh. Tuy nhiên, chị nên nhỏ mắt khi cháu ngủ, vì khi thức nếu nhỏ thuốc bé sẽ khóc, thuốc sẽ theo nước mắt ra ngoài sẽ không còn tác dụng. Thuốc phải do bác sĩ kê toa chị không tự ý mua và điều trị cho cháu.

– Nếu trường hợp đau mắt đỏ đơn thuần thì chỉ cần nhỏ bằng nước muối sinh lý là được.

Cách chăm sóc tại nhà:

Không cho trẻ dùng chung khăn rửa mặt với người khác, tốt nhất chị nên chuẩn bị 3 khăn riêng biệt cho cháu gồm: khăn rửa mặt, khăn tắm và khăn lau tay. Không nên dùng khăn lau tay, khăn tắm để rửa mặt vì sẽ làm gia tăng vi khuẩn ở mắt bé, khiến bệnh càng nặng hơn.

– Nên cho cháu nghỉ học ở nhà cho đến khi khỏi hẳn, để tránh lây lan bệnh trong cộng đồng, đồng thời hạn chế khói bụi ngoài đường bay vào mắt cháu.

– Giữ cho không gian sống của cháu luôn sạch sẽ, thoáng mát, sát khuẩn đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt cá nhân của cháu sách sẽ mỗi ngày. Phòng ngủ nên thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ chăn màn thường xuyên.

– Dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho cháu mỗi ngày. Bằng cách dùng bông gòn sạch thấm nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng lau mắt cho cháu. Nên rửa mắt nhiều lần trong ngày để tránh bụi bẩn và ghèn mắt làm cháu cộm, ngứa ngáy, khó chịu.

– Trước khi rửa mắt cho cháu chị phải vệ sinh tay thật sạch bằng dung dịch xà phòng diệt khuẩn. Nên lấy ghèn mắt khi còn ướt, tránh để khô sẽ khiến cháu bị đau rát.

– Bên cạnh đó, chị nên tăng cường nhóm thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho cháu.

– Và nhớ nên hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, tiếp xúc với máy tính, màn hình điện thoại và các thiệt bị công nghệ khác quá lâu.

Tags:

Bài viết liên quan