Mẹ&Con – Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng ngày một tăng lên khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, làm thế nào để ngăn ngừa và chữa bệnh hiệu quả? Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mùa tựu trường Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng tốt nhất cho trẻ Cẩn thận khi bệnh tay chân miệng vào mùa cao điểm

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không

Bệnh tay chân miệng gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện. (Ảnh minh họa)

Để trả lời cho câu hỏi “bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?” thì trước tiên, bố mẹ phải hiểu rõ về bệnh cũng như các biểu hiện đặc trưng để kịp thời phát hiện bệnh cho bé.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng rất dễ nhận biết. Đó là các bóng nước có kích thước 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. Bóng nước chủ yếu xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và lúc ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng, khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng khiến trẻ đau, chảy nước miếng. Khi nổi bóng nước, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc do đau miệng, bỏ ăn.Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp.

Mức độ nguy hiểm

Liệu bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, điều này được khá nhiều mẹ quan tâm. Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não… Điều đáng nói, các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu các bậc phụ huynh không đặc biệt chú ý.

Đối với những trẻ chịu biến chứng liên quan đến não thường có các biểu hiện như khó ngủ, quấy khóc, giật mình lúc bắt đầu thiu thiu ngủ và ngay cả khi bé còn thức. Kèm theo với các triệu chứng hoảng hốt, nói nhảm, co giật, sốt cao, nôn ói… Nếu không kịp thời phát hiện, tình trạng bệnh của bé có thể trở nên tồi tệ, thậm chí có thể tử vong chỉ sau vài giờ.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tránh cho trẻ lành tiếp xúc với vật dụng cá nhân của trẻ bệnh

Tránh cho trẻ lành tiếp xúc với vật dụng cá nhân của trẻ bệnh. (Ảnh minh họa)

Trường hợp trẻ chỉ bị ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé điều trị ở nhà, kết hợp với một chế độ chăm sóc đặc biệt.

  • Phụ huynh nên cho trẻ súc miệng, uống nhiều nước, dùng các thuốc sát khuẩn và giảm đau bôi vào miệng trước khi cho trẻ ăn khoảng 30 phút để trẻ thấy dễ chịu khi ăn.
  • Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, không cay, không mặn, không nóng.
  • Dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bị tay chân miệng sẽ phát tán vi rút lây cho người xung quanh, mẹ nên cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, tránh tiếp xúc với trẻ bệnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác. Hiện nay, tác nhân enterovirus 71 chưa có thuốc chủng ngừa nên cách phòng ngừa tốt nhất là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống. Tại lớp học và tại nhà phải được vệ sinh bằng dung dịch sát trùng ở sàn nhà, đồ chơi và các vật dụng sinh hoạt khác.

Với những phân tích cụ thể như trên, Mẹ&Con hy vọng đã giúp ích được các mẹ phần nào trả lời được thắc mắc bấy lâu nay: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?. Hãy là một bà mẹ thông thái, biết cách chắt lọc những thông tin chính xác, có cơ sở khoa học để chăm con một cách tốt nhất, mẹ nhé!

Tags:

Bài viết liên quan