Mẹ&Con - Tết năm ngoái, con tôi bị ngộ độc thực phẩm, ói rất nhiều và nằm viện luôn từ mùng 1 đến mùng 6 Tết. Vậy nên giờ sắp đến Tết là tôi lại lo lo... Các trường hợp ăn trứng gây ngộ độc 5 thứ gây ngộ độc cho con ngay trong nhà 10 lưu ý hữu ích giúp bạn "thoát" ngộ độc thực phẩm

Tết năm ngoái, con tôi bị ngộ độc thực phẩm, ói rất nhiều và nằm viện luôn từ mùng 1 đến mùng 6 Tết. Vậy nên giờ sắp đến Tết là tôi lại lo lo. Xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp một số cách để tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ những ngày này, giúp cả gia đình đón một cái Tết vui vẻ, không phải… vào bệnh viện!

Lê Thị Bích Thủy
(Quận 11)

 chuyen gia mevacon

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là trúng thực là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em vào dịp Tết. Nguyên nhân do trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn có chứa trong thức ăn.

Bạn lưu ý, thức ăn ngày Tết (như lạp xưởng, thịt  kho trứng, cá kho, giò chả, bánh tét, bánh chưng) có  đặc điểm thường là hiếm khi mới nấu, nóng sốt ăn ngay mà hay để lâu, dự trữ sẵn, đến lúc ăn mới mang ra hâm. Thức ăn ngọt như các loại mứt, bánh kẹo… lại chứa nhiều đường, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ngộ độc nếu không đảm bảo trong quá trình chế biến, bảo quản và sử dụng.

Những ngày Tết, trẻ được thoải mái ăn chơi tùy thích, đôi khi tự ý mở tủ lạnh lấy ăn, bốc thức ăn mẹ để sẵn trên bàn…, ngoài ra lại hay ăn thức ăn “lạ” (ở nhà người khác, ở hàng quán bên ngoài). Tết cả những điều này đều là nguy cơ khiến trẻ dễ bị ngộ độc thức ăn.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn ngày Tết thường biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi ăn từ 1 giờ trở đi. Nôn ói vài lần hoặc rất dữ dội, liên tục. Đau bụng quặn từng cơn sau đó có thể đi tiêu chảy. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn. Nếu không được chăm sóc thích hợp, nôn ói nhiều thường dẫn đến những biến chứng nặng như hít sặc, hạ đường huyết, rối loạn nước và điện giải. Những triệu chứng sốt, tiêu đàm, tiêu máu là dấu hiệu nhiễm trùng gây tổn thương ruột. Ngoài ra, một số ít trẻ bị ngộ độc thức ăn có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não.

Để phòng ngừa cho trẻ khỏi bị ngộ độc thức ăn Tết thì cách đơn giản nhất là bạn nên cố gắng duy trì bữa ăn cho con hợp vệ sinh, nóng sốt như những ngày thường. Nên tập nếp cho gia đình, thức dậy ăn bữa ăn nóng sốt, mới nấu rồi mới đi chơi Tết. Đến giờ cơm nên về nhà, tránh ăn uống bên ngoài. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Chúc gia đình bạn và bé yêu đón Tết an toàn. 

Tags:

Bài viết liên quan