Mít là loại trái cây khá được ưa chuộng ở Việt Nam vì vị ngọt đặc trưng mà mùi thơm khó cưỡng. Với người bình thường, chuyện ăn mít khá đơn giản. Tuy nhiên, với các mẹ bầu thì đây là một vấn đề còn nhiều tranh cãi, nhất là khi có rất nhiều lời đồn là ăn mít không tốt cho thai nhi. Để giải đáp cho thắc mắc “bà bầu có nên ăn mít không?” Mẹ&Con mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dưỡng chất từ quả mít giúp:
1. Tăng cường hoạt động tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào.
2. Ngăn ngừa nguy cơ viêm loét dạ dày và ung thư đại tràng bởi có khả năng loại bỏ màng nhầy bám ở ruột
3. Củng cổ hệ miễn dịch tốt hơn, giúp cơ thể thiết lập “hàng rào” chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
4. Duy trì sự ổn định của huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tuyến giáp và hạn chế nguy cơ đột quỵ
5. Giúp cơ thể hấp thụ canxi nhiều hơn, duy trì xương chắc khỏe.
6. Tạo ra các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
Những công dụng đặc biệt dành riêng cho mẹ bầu:
Nếu ai hỏi bạn “bà bầu có nên ăn mít không?” hãy mạnh dạn trả lời những lợi ích sau đây của mít nhé:
1. Giúp kiểm soát khả năng điều tiết hóc môn trong thai kỳ
2. Giảm căng thẳng trong thời gian mang thai, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong thai kì.
3. Hàm lượng vitamin A giúp tăng cường thị lực cho thai nhi, ngăn ngừa các loại bệnh về mắt khi bé yêu chào đời thông qua quá trình nguyên phân.
4. Hỗ trợ quá trình phát triển nội tạng, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
5. Tăng cường miễn dịch, bảo vệ mẹ bầu khỏi các bệnh vặt.
6. Hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, giúp mẹ bầu tránh khỏi táo bón – một căn bệnh “cười không được mà khóc cũng chẳng xong” trong quá trình mang thai.
7. Với các vết thương ngoài da, mít có chứa những chất có khả năng chống viêm loét, nhiễm khuẩn.
8. Trong thời gian mang thai, huyết áp cao hay thấp đều gây ra những bất lợi đối với thai nhi. Mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiền sản giật nếu bị huyết áp cao trong suốt thai kỳ. Trái mít giúp giảm huyết áp cho mẹ, bảo vệ thai nhi.
9. Hàng loạt các chất dinh dưỡng “hội tụ trong mít” có thể kể đến như:
Thành phần dinh dưỡng trong 100g mít
Protein: 1,72 g
Vitamin A: 5 mcg
Vitamin B1: 0,105 mg
Vitamin B2: 0,055 mg
Vitamin B3: 0,92 mg
Vitamin B5: 0,235 mg
Vitamin B6: 0,329 mg
Vitamin B9: 24 mcg
Vitamin C: 13,8 mg
Vitamin E: 0,34 mg
Năng lượng: 95 kcal
Carbonhydrate: 23 g
Canx:i 24 mg
Magiê: 28 mg
Sắt: 0,23 mg
Kẽm: 0,13 mg
Phốt-pho: 21 mg
Đường: 19,08 g
Chất xơ: 1,5 g
Chất béo: 0,64 g
Với đáp án trên, chắc chắn mọi người đều biết trong thời giang mang thai, bà bầu có nên ăn mít để phòng ngừa bệnh tật và bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết, tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, không phải vậy mà chúng ta có thể ăn mít “vô tội vạ” trong thời gian mang thai. Việc dùng mít trong thời gian nhạy cảm này được khuyến cáo hạn chế với 4 nhóm dưới đây:
– Người bị dị ứng với mít
– Người bị rối loạn máu
– Người bị tiểu đường (nhất là tiểu đường thai kỳ)
– Người đang trải qua quá trình cấy ghép mô
Bà bầu có nên ăn mít không và số lượng thế nào mới đúng?
Mang lại vô vàn tác dụng cho bà bầu, thế nhưng các mẹ cũng tuyệt đối đừng lạm dụng mít, bởi bất cứ thực phẩm nào cũng có hai mặt lợi và hại. Ăn quá nhiều mít sẽ khiến bầu bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ quá cao. Bên cạnh đó, bầu còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bởi hàm lượng đường có trong trái mít không hề nhỏ.
Hơn nữa ăn nhiều mít bầu có thể nóng trong, nổi mụn nhọt, rôm sảy nhất là trong những ngày hè oi bức vì mít là loại trái cây sinh nhiệt. Đây là những điều mẹ bầu cần “khắc cốt ghi tâm” để mít luôn là loại trái cây có lợi cho phụ nữ mang thai.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!