Mẹ&Con - Những tưởng một thiên thần bé bỏng chào đời sẽ là mối dây liên kết chặt chẽ hai gia đình nội ngoại, cũng như nhà chồng với con dâu, nhà vợ với con rể. Nhưng không! Không ít gia đình đã náo loạn ngay sau khi thành viên mới này xuất hiện. Đơn giản vì bên nào cũng muốn chăm bé theo… ý của mình. Làm dâu ngược 5 tuyệt chiêu giúp dâu mới "sống khỏe" ở nhà chồng 7 lỗi "chết người" cần tránh của các nàng dâu mới

Từ mặt con dâu vì “cứ chăm cháu nội tôi theo… ý nó”!

Thực ra, không phải đợi đến ngày sinh mà ngay từ khi mới biết mình mang bầu, chị N.Hoa (Quận 11) đã gửi mail về tòa soạn để chia sẻ “niềm đau chôn giấu” của mình. Chồng chị là con trai trưởng, cháu đích tôn của dòng họ. Vì vậy, ngay khi vừa biết tin chị Hoa mang bầu, bà nội bé đã tức tốc bay từ Hà Nội vào để mang đủ thứ thuốc nam, thuốc bắc, đủ món bồi bổ cho con dâu.

to-am-xao-xao-vi-cham-con

Chị thì hoàn toàn không muốn theo chế độ dinh dưỡng và những thứ thuốc không rõ nguồn gốc này. Chị ấm ức: “Mình đọc trên báo, đã thấy bao nhiêu trường hợp ngộ độc thai nghén vì uống những thứ thuốc lang băm đó rồi. Ai biết có gì trong mấy chén thuốc đen ngòm ấy mà cứ bắt mình uống. Mình không uống thì bà giận, vì bà cho rằng đã vượt cả chặng đường xa, mang vào tận nơi, tự tay sắc cho mình uống. Tốn bao nhiêu công sức mà mình không uống thì bà bảo mình trái tính trái nết…”.

Mâu thuẫn gia đình càng trở nên gay gắt khi bé chào đời, là một cậu nhóc kháu khỉnh. Mẹ chồng nhất nhất muốn con dâu phải nghe lời mình trong việc chăm cháu. Nhưng chị Hoa thì đâu phải vừa. Chị dứt khoát không cho bà đụng vào bé vì cho rằng những cách chăm trẻ cổ lỗ đó chỉ gây hại cho con mình.

Bà bảo hơ than, đóng kín hết cửa. Chị lại mở cửa sổ cho thoáng khí, thậm chí có hôm nóng quá còn mở quạt, mở máy lạnh cho mát. Bà bảo dùng vôi ăn trầu bôi vào lưng, để nhổ lông tơ cho bé. Chị gay gắt bảo chồng: “Mẹ muốn làm gì em thì làm, nhưng con là con em. Em không cho ai làm cái kiểu đó với con em cả. Bé bị nhiễm trùng thì sao? Có họa điên mới nhổ lông tơ cho trẻ sơ sinh kiểu đó!”.

Chồng đứng giữa không biết nghe ai, nhưng vẫn bênh mẹ vì tin rằng mẹ có kinh nghiệm, đã nuôi nấng chăm sóc cả chục đứa trẻ cả con lẫn cháu rồi. Thế là hai vợ chồng nảy sinh chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh đủ cả. Có bữa, khi bà cụ chẳng biết mang ở đâu về một nắm lá, bảo là phải tắm lá cho bé, chị đã… gầm lên với chồng, bảo anh không biết nói với mẹ, để mẹ giết con mình à!

Khác với chị N.Hoa, mâu thuẫn của gia đình chị L.Quân (Quận Tân Phú) lại bắt nguồn giữa mẹ vợ và chàng rể. Khi chị Quân sinh, hai vợ chồng đã bàn với nhau và đồng ý đón mẹ vợ ngoài quê vào chăm nom giúp. Cuộc sống gia đình trước đó chỉ có hai vợ chồng, giờ thêm người thứ ba vốn đã chẳng dễ dàng gì. Mâu thuẫn lại càng tăng khi bé chào đời. Đứa nhỏ sinh non tháng nên èo uột, khóc dạ đề suốt. Chị Quân bảo: “Mẹ và tôi phải thức trắng để dỗ bé. Bao nhiêu mệt mỏi cứ tăng dần, tăng dần… Trong khi đó, ảnh lại vẫn đi nhậu với bạn bè, ngày nào cũng về khuya và về đến nơi thì lăn ra ngủ!”.

Thật ra, nói một cách công bằng thì không phải anh Tùng chồng chị là… bợm nhậu. Chỉ vì làm công việc xây dựng nên chuyện đi nhậu với bạn bè, đối tác với anh gần như là chuyện hiển nhiên. Song, ngày xưa chỉ có hai vợ chồng son thì dễ thông cảm cho nhau. Giờ có thêm mẹ vợ. Mà mẹ vợ thì chỉ biết xót con gái, xót cháu ngoại của mình nên bà chẳng thể nào giữ nổi trong lòng sự bức tức. Phần thì mệt, phần thì khó chịu trong lòng, một bữa bà nói háy: “Nhà này, con có cha mà cứ như trẻ mồ côi. Chả thấy cha thay cho được cái tã, pha cho được bình sữa…”.

Gặp bữa đang say, anh “quạt” lại: “Thế tôi không đi làm thì ai nuôi con gái mẹ, ai nuôi cháu ngoại mẹ? Hai người đàn bà chăm có một đứa nhỏ mà chăm không nên thân, suốt ngày để nó khóc vật vã như thế lại còn ra vẻ chỉ có ta đây bận rộn còn người khác thì toàn đi nhậu, đi chơi chắc?”.

Chỉ sau câu nói ấy, mẹ vợ nhất định đòi về quê và đòi từ luôn chàng rể quý, mặc cho chị Quân khóc hết nước mắt, cảm thấy mình kẹt cứng giữa những mâu thuẫn gia đình…

Đừng để chuyện bé chào đời thành… bi kịch!

Những trường hợp như chuyện của chị Hoa, chị Quân vừa kể trên hoàn toàn không phải là cá biệt. Thực tế, rất nhiều gia đình trở nên náo loạn, mâu thuẫn gay gắt chỉ vì không tìm ra được tiếng nói chung trong quá trình chăm sóc bé. Chuyên viên tư vấn Thu Hiên (tổng đài 1088) chia sẻ: “Tôi từng nhận không biết bao nhiêu cuộc gọi giữa đêm của những ông bố, bà mẹ trẻ. Họ kể tội mẹ chồng, mẹ vợ dữ lắm, rằng cách chăm sóc bé của các cụ đã xưa quá rồi, trong khi họ lại muốn tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ, chứ không muốn làm theo những phương pháp mang tính cổ truyền, rỉ tai, thậm chí là mê tín dị đoan đó nữa. Tuy nhiên, lần nào tôi cũng khuyên các ông bố, bà mẹ trẻ nên bình tĩnh. Cái gì cũng phải nhẹ nhàng giải thích, nếu không mâu thuẫn gia đình rất dễ nảy sinh”.

to-am-xao-xao-vi-cham-con

Tâm lý của người già thường là: Mình đã từng sinh nở nhiều lần, đã rất có kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cháu. Vậy mà bây giờ đứa con dâu, con rể mặt búng ra sữa này lại ra vẻ ta đây giỏi, chẳng thèm đoái hoài gì đến những lời khuyên của mình. Chính điều đó khiến các cụ ấm ức, cảm thấy mình không được coi trọng nên lại càng muốn làm dữ để thể hiện “tầm quan trọng” của mình.

Đó là chưa kể việc chăm sóc cũng gây nên cảm giác mệt mỏi nhất định. Trong khi đó, nhìn qua nhìn lại, nếu thấy những thành viên khác trong gia đình không có vẻ gì bận tâm đến việc chia sẻ công việc, nên nhiều người lớn tuổi cũng cảm thấy bất mãn, bực bội, chưa hiểu hết ngọn nguồn sự việc đã thốt nên những câu rất dễ mất lòng.

Cách xử sự hợp tình lúc này là nên hiểu hết tâm lý người già, thông cảm và nhẹ nhàng  với ba mẹ chồng, ba mẹ vợ. “Bạn không thể hi vọng con mình hiếu thảo nếu như chính mình lại xử sự với những người lớn tuổi không ra sao. Ngay cả trong trường hợp cha mẹ hai bên có bất đồng với nhau, hoặc cha mẹ bất đồng với dâu rể trong nhà về cách chăm cháu thì phận làm con, không nên cư xử theo kiểu ăn thua đủ, dễ làm tổn thương người già và dễ khiến mâu thuẫn gia đình ngày càng lớn. Tốt hơn hết, nên khéo léo lựa lời mà nói. Nếu cần thiết thì nhờ các bác sĩ nói chuyện hộ với các cụ, các cụ sẽ nghe theo dễ dàng hơn…”, chuyên viên tâm lý Thu Hiên nhấn mạnh.

Chính những người trong cuộc, như chị N.Hoa sau này cũng đã nhận ra cái dở của mình: “Sau những lần tôi phản ứng gay gắt, mẹ chồng đã bỏ về quê. Chồng cũng bắt đầu nản, anh ấy không muốn về nhà nữa, sau giờ làm chỉ đi nhậu với bạn bè. Nghe người này người khác nói rằng mẹ anh ấy còn khuyên nên… bỏ quách tôi đi, cưới cho bà đứa con dâu khác tử tế hơn để bà còn được có cháu mà chăm. Đương nhiên anh ấy không nghe theo, nhưng không khí gia đình tôi cũng ngột ngạt trong một thời gian dài. Chút nữa thì tôi mất cả gia đình yên ấm của mình vì cách xử sự không khéo trong cuộc chiến chăm con rồi đấy. Phải mà mình khéo hơn một chút, ngọt ngào hơn một chút, chắc mọi thứ đã tốt hơn nhiều…”.

Còn với chuyện nhà anh Tùng – chị Quân, khi mẹ vợ đã bỏ về quê rồi, anh Tùng mới nhận ra sự có mặt của bà trong gia đình mình ý nghĩa như thế nào. “Chăm một đứa trẻ sơ sinh đâu có dễ. Có một người từng trải kinh nghiệm trong nhà, vợ chồng đỡ biết là bao nhiêu. Chồng tôi sau sự cố này cũng đã chủ động về quê xin lỗi mẹ và đón bà lên trở lại. Phải mất nhiều công sức lắm mới làm được chuyện đó. Cũng may mà anh Tùng là người biết dẹp bớt cái tự ái đàn ông và mẹ tôi cũng là người dễ làm lành. Chứ nếu không, nghĩ cảnh con mình lớn lên mà không được gần gũi với ông bà, gia đình có khoảng cách thì… tội quá!”, chị Quân thở phào chia sẻ. 

Tags:

Bài viết liên quan