Mẹ và Con - Hầu hết chúng ta không bao giờ thực sự cảm thấy mình có đủ tiền để trang trải chi phí cho các sở thích cá nhân. Vậy, tiết kiệm hay kiếm tiền sẽ giúp bạn gỡ rối mối bận tâm này?

Tích cực tiết kiệm hay nỗ lực kiếm tiền, cách nào mới quản lý tài chính hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu với Tạp chí Mẹ và Con, bạn nhé! 

Nếu nghĩ rằng bạn chỉ sống một cuộc sống bình thường, bạn có một chiếc xe, một công việc tốt, các mối quan hệ lành mạnh và có dư một chút thời gian thưởng thức một ly cà phê cuối tuần, thì quả thật là một cuộc sống yên bình.

Nhưng có những người lại không bằng lòng với cuộc sống như vậy và chỉ đánh giá nó ở mức trung bình. Dường như hầu hết chúng ta không bao giờ thực sự cảm thấy mình có đủ tiền để trang trải cho các sở thích khác. Vậy thì tiết kiệm hay kiếm tiền sẽ giúp bạn gỡ rối mối bận tâm này?

tiết kiệm hay kiếm tiền

Tiết kiệm hay kiếm tiền, tôi nên…?

Kiếm tiền nhiều hơn

Giải pháp rõ ràng nhất lúc đó là kiếm được nhiều tiền hơn. Bạn đã từng từ bỏ công việc ổn định ở một công ty lớn để theo đuổi đam mê làm những gì mình yêu thích nhưng nó không đem lại kết quả bền vững. Ít nhất là bạn cảm thấy như vậy. Bạn muốn có thêm sự đảm bảo về tài chính để tự đạt được một tương lai mà mình mong muốn nên đã quay trở lại công việc cũ của mình. Thay vì loanh quanh giữa các sự lựa chọn, hãy thiết lập một kế hoạch chặt chẽ và đặt ra mục tiêu hợp lý. 

Điều này giúp bạn biết mình thực sự nên làm gì một cách khách quan hơn, cho phép bạn tiếp tục con đường “làm giàu” với những bước tiến tốt hơn. Không có gì là mơ hồ hay viển vông khi bạn biết mơ ước về một cuộc sống lý tưởng. Đừng sợ hãi khi bắt tay vào việc kiến tạo cuộc sống cho riêng mình. Hãy bắt đầu với mục tiêu đầu tiên của chặng đường mới, chẳng hạn như “tôi muốn tăng lương sau 6 tháng nữa.”

tiết kiệm

…Nhưng kiếm nhiều hơn vẫn là không đủ

Sau một vài năm, kế hoạch của bạn có thể đã thành công. Bạn được tăng lương và thăng chức. Vợ/chồng bạn cũng đã bắt đầu đi làm trở lại và cả hai đang kiếm được một mức lương khá hậu hĩnh. 

Tuy nhiên, tại thời điểm này, bạn nhận ra rằng chúng ta vẫn chưa trở nên giàu có hơn. Trên thực tế, những khoản lãi, trả góp ngân hàng khi mua nhà, mua xe vẫn đang chiếm một phần kha khá trong khoản chi tiêu mỗi tháng. Tất cả những gì cả hai đã làm là nâng cấp lối sống như mình mong muốn nhưng bù lại thì mức chi phí sống cũng tăng lên. 

Vì vậy, sau tất cả những nỗ lực đó làm tăng thu nhập đáng kể, bạn vẫn không khá hơn. Đó là khi  bạn nên định nghĩa lại khái niệm tự do tài chính theo cách của chính mình.

Bạn có nhận ra rằng, thu nhập và chi phí là hai đầu của một chiếc bập bênh. Trong kinh doanh,  điều đó là hoàn toàn hiển nhiên nhưng bạn lại không nghĩ đến điều này cũng diễn ra tương tự trong cuộc sống của chính mình. Bạn không bao giờ thực sự đặt câu hỏi hay bảng liệt kê về các khoản chi vì bạn chỉ đang làm những gì mà những người “bình thường” khác vẫn làm. Nếu họ có thể tự do chi các khoản này thì tại sao mình lại không thể?

Cho đến khi bạn nhận ra rằng họ thực sự không quản lý được khoản chi tiêu gia đình hoặc một số ít đã giải quyết được vấn đề này, nhưng bạn không hề nhận ra.  

Rèn luyện bản thân và học cách tiết kiệm 

Chúng ta sẽ không bao giờ kiếm đủ tiền nếu chúng ta cứ tiếp tục chi tiêu vào những mục đích “không chính đáng”. Người thành công luôn có cách chi tiêu thông minh. Hãy suy nghĩ khác biệt hơn bình thường một chút, nếu muốn túi tiền lúc nào cũng rủng rỉnh thì bạn đừng nuông chiều bản thân quá mức và vung tiền vào những việc vô bổ.

Thay vì đó, hãy biết cách giảm thiểu những mong muốn, nhu cầu không cần thiết để tiết kiệm được nhiều hơn. Làm được như vậy thì bạn sẽ đạt được tự do tài chính, tiết kiệm và sống trong khả năng của mình mà không bao giờ cảm thấy thiếu thốn. 

kiếm tiền

Khi rèn luyện bản thân thành công, bạn sẽ nhận ra rằng mình đã từng lãng phí bao nhiêu tiền.  Bạn không cần phải tiêu hết số tiền mình đang có. Bạn cũng không cần phải sống trong cảnh nghèo đói “thắt lưng buộc bụng” khổ sở. Lời khuyên này chỉ để nhắc nhở bạn ngừng lãng phí tiền vào những khoản ít quan trọng, không cần thiết và tập trung tiền vào những lĩnh vực mang lại ý nghĩa nhất đối với cuộc sống của bạn.

Bắt đầu học cách đầu tư

Bên cạnh việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền, bạn phải có kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên là tiêu tiền dễ hơn đầu tư. Tất cả chúng ta đều biết cách chi tiêu nhưng ít người biết cách đầu tư. Vì vậy, nếu bạn đang kiếm đủ tiền nhưng bạn không biết cách đầu tư, khả năng cao là bạn sẽ tiêu hết. Nếu bạn không có kế hoạch và mục tiêu cho những đồng tiền mà bạn kiếm được, thì người khác sẽ làm điều đó. Marketing hiện đại ngày càng tinh tế và chi tiết hơn, chúng làm cho những ham muốn đơn giản trở thành những cái hố đen không đáy!

Tiết kiệm hay kiếm tiền nhiều hơn đều là hoạt động quản lý tài chính hiệu quả. Thế nhưng nó còn tùy thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh của từng người, nếu bạn chưa có tiền, bắt buộc bạn sẽ phải siêng năng tìm kiếm, ngược lại khi bạn đã dư dả rồi, bạn cần biết cách tiết kiệm và tiêu xài hợp lý. Tưởng chừng như có vẻ đơn giản, nhưng mấy ai cân bằng được giữa việc kiếm tiền và xài tiền. Thêm vào đó, Mẹ và Con cũng khuyến khích bạn tìm hiểu sâu về các phương thức đầu tư an toàn để có nguồn lực tài chính bền vững. Chúc bạn làm việc đầy năng lượng và hứng khởi.

Bài viết liên quan

cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất

Cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính

Mẹ và Con - Tiết kiệm tiền cho những dự định tương lai luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, và gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là giải pháp đáng tin cậy. Tuy nhiên, làm thế nào để việc tiết kiệm vừa an toàn vừa sinh lời tối ưu? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con khám phá ngay cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất, sinh lời cao trong bài viết dưới đây nhé.