Tiền tiết kiệm nên làm gì ? Chúng ta sẽ không biết trước được việc gì xảy ra nên tiết kiệm tiền là một việc cần thiết trong cuộc sống. Nhưng tiết kiệm như thế nào, dùng tiền tiết kiệm sao cho hiệu quả vẫn khiến cho nhiều người đau đầu vì vẫn chưa có kế hoạch.
Tại sao bạn nên tiết kiệm tiền
Harv Eker nói rằng “sự khác biệt lớn nhất duy nhất giữa thành công tài chính và thất bại tài chính là cách bạn quản lý tiền của mình tốt như thế nào. Thật đơn giản: để làm chủ tiền, bạn phải quản lý tiền”.
Giới trẻ hiện nay không có thói quen tiết kiệm vì thích tận hưởng cuộc sống hơn. Điều này không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Con người luôn cho rằng cuộc sống ngắn ngủi nên luôn muốn nuông chiều bản thân ăn gì mình muốn, mua gì mình thích. Có nhiều lý do để bạn tiêu tiền nhưng có một lý do để bạn có động lực tiết kiệm tiền chính là “tương lai”.
Trong cuộc sống đôi khi bạn sẽ phải gặp những việc bất ngờ cần đến sử dụng tiền. Khi ấy, việc có khoảng tiết kiệm sẽ giúp bạn giải quyết những chuyện khẩn cấp dễ dàng hơn. Bệnh tật, tai nạn, đầu tư là những vấn đề không thể lường trước được. Hãy thay đổi thói quen chi tiêu và bắt đầu thực hiện việc tiết kiệm cho đến một thời gian nào đó, khi nhìn lại bạn sẽ có một khoản tiền không nhỏ dành để thực hiện những hoạch định cho tương lai đấy.
Tiền tiết kiệm nên làm gì ?
Để tiết kiệm được một khoản tiền không dễ nên việc chi tiêu cho khoản tiền tiết kiệm bạn sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng mỗi khi sử dụng, “tránh tiền mất tật mang”.
Tiết kiệm cho các tình huống khẩn cấp
Trong cuộc sống có đầy rẫy tình huống bất ngờ ập đến, những tình huống mà chúng ta không thể nào đoán trước được. Vì thế, nếu chúng ta có một khoản tiền tiết kiệm sẽ không bao giờ là thừa thãi khi sử dụng trong những tình huống khẩn cấp trong tương lai. Những tình huống này có thể là tai nạn, ốm đau, người thân trong gia đình gặp khó khăn, thất nghiệp, bệnh dịch. Tuy đôi khi số tiền cần sử dụng trong tình huống khẩn cấp không quá cao nhưng nó sẽ giúp bạn ổn định và tự chủ hơn.
Tiết kiệm để nắm bắt cơ hội đầu tư
Cơ hội của đời người không đến nhiều lần, vậy để nắm bắt được những cơ hội như làm ăn, đầu tư bạn cần có tiền tiết kiệm. Khi thời cơ đến, bạn phải sẵn sàng để đón lấy, có như vậy khoản tiền tiết kiệm sẽ có thể sinh lời và tạo ra nhiều tiền hơn nữa. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì việc bạn muốn kiếm thêm tiền từ các lĩnh vực đầu tư không khó như bất động sản, chứng khoán, tích trữ vàng.
Theo các chuyên gia tài chính cá nhân đều cho khuyên rằng “cách giữ tiền tốt nhất, chính là để tiền làm việc cho bạn”. Do đó, nếu bạn có một khoản tiền tiết kiệm thay vì để tiền “rảnh rỗi” cho đến khi chúng mất giá, bạn hãy tìm kiếm cơ hội để “dùng tiền sinh tiền” bằng các khoản đầu tư. Tiền sẽ được tạo ra nhiều hơn nếu chúng ta biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lí. Đây là câu trả lời thứ 2 cho thắc mắc “tiền tiết kiệm nên làm gì?”.
Tiền tiết kiệm để mua quà tặng
Bạn không thể quên tặng quà cho người thân, bạn bè, sếp, đồng nghiệp trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, năm mới, 8/3, 20/10. Bên cạnh đó, việc tham dự các buổi tiệc đột xuất cũng là những khoản phát sinh không tránh khỏi. Với khoản tiền tiết kiệm bạn có, bạn sẽ chuẩn bị được những phần quà ưng ý mang lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Với việc tặng quà, bạn sẽ có thêm những mối quan hệ tốt đẹp và đôi khi điều này sẽ giúp ích cho công việc làm ăn của bạn trong tương lai.
Làm gì để có tiền tiết kiệm?
Có nhiều bạn trẻ tư duy rằng “thu không đủ chi thì làm sao có tiền tiết kiệm”. Thực ra, việc bạn thu nhập bao nhiêu nó không phải là nguyên nhân khiến bạn không thể tiết kiệm. Với thói quen tiêu dùng thả ga, thích gì dùng nấy, mới chính là nguyên nhân khiến cho bạn tháng nào cũng “nhẵn” ví.
Điều bạn cần làm là hãy bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm bằng cách nắm rõ được số tiền bạn kiếm được và số tiền bạn cần chi tiêu hằng tháng. Sau khi bạn đã có tổng thu chi, hãy ước tính và liệt kê tất cả những chi phí mình cần chi như ăn uống, đi lại, tiêu dùng, điện nước. Từ đó, bạn sẽ lấy tổng thu trừ tổng chi, sẽ ra chi phí mà bạn có thể tiết kiệm được. Hãy sử dụng tiền phù hợp với mức lương bạn kiếm được thì thu nhập mới có thể cao hơn chi tiêu.
Ngoài ra, bạn có thể chia tiền làm nhiều phần và để riêng chúng ra như áp dụng công thức quản lý tài chính “6 cái lọ” (Jars system) của Harv Eker. Mỗi chiếc lọ sẽ có mục đích riêng, và nếu coi tổng thu nhập hằng tháng là 100% thì mỗi chiếc lọ chiếm một khoản nhất định.
Cụ thể, bạn sẽ chia như sau chi tiêu cần thiết (55%), tiết kiệm dài hạn (10%), quỹ giáo dục (10%), hưởng thụ (10%), quỹ tự do tài chính (10%), quỹ từ thiện (5%). Mỗi kỳ nhận lương hay có khoản thu nhập thêm bạn hãy chia khoản tiền này thành 6 lọ và việc này nên được thực hiện đều đặn như một thói quen.
Sau khi bạn thực hiện mọi phương pháp quản lý chi tiêu nhưng vẫn không dư được một khoản tiết kiệm, bạn nên tìm cách kiếm thêm thu nhập. Bạn có thể thay đổi công việc với một mức lương cao hơn, nhận thêm việc làm tại nhà sau giờ làm, những công việc bán thời gian cũng là phương án tốt cho bạn để cải thiện thu nhập.
Xem thêm: Kakeibo – nghệ thuật chi tiêu dành cho những người vợ hiện đại
Đối với tuổi trẻ, chúng ta cần làm hết mình. Nếu bạn có suy nghĩ tại do mình không may mắn như người khác, để sau này dư dả sẽ tiết kiệm, muốn tận hưởng cuộc sống bằng cách nuông chiều bản thân thì bạn sẽ không thể nào thay đổi cuộc sống của mình trở nên tốt hơn. Bằng cách suy nghĩ tích cực và siêng năng lao động. Bạn sẽ gặt được trái ngọt trong tương lai.
Thêm vào đó, đừng bao giờ suy nghĩ rằng con số mà bạn tiết kiệm được quá nhỏ, không thể làm được gì nhưng bạn đừng quên “tích tiểu” thì sẽ “thành đại”.
Thành quả của việc tiết kiệm
Khi bạn có khoản tiền tiết kiệm, việc nâng cấp cuộc sống không còn là việc quá khó. Sở hữu những tài sản như nhà cửa, xe cộ, điện thoại, máy tính là để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, cũng là nâng cấp chất lượng cuộc sống của bạn. Ngoài ra, khi bạn có một khoản tiết kiệm cũng sẽ giúp cho cuộc sống trở nên ổn định hơn, thoải mái hơn. Vậy là bạn đã biết “tiền tiết kiệm nên làm gì?” rồi đúng không nào?
Để có được một khoản tiết kiệm không khó, khi chúng lại giúp bạn có được một cuộc sống ổn định, tự chủ hơn. Đôi khi chúng ta không biết tiền tiết kiệm nên làm gì thì hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong việc hoạch định kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý nhé.