Mẹ&Con – Sự việc của một bé gái 2 tuổi dưới đây sẽ là lời cảnh báo đến các bậc phụ huynh, xin đừng chủ quan với căn bệnh viêm não mô cầu. TP. HCM: Bé 2 tuổi tử vong nghi do viêm não mô cầu TP.HCM: Đã có ca tử vong viêm não mô cầu đầu tiên, cảnh báo lây lan

Đó là trường hợp của bé Q. (2 tuổi), ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang liên tục bị sốt, ho, hay trợn mắt, tứ chi đều bị tím tái… Lúc này, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) để thăm khám. Tại đây, bé được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm não mô cầu. Bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn nặng, vi khuẩn làm tắc mạch máu gây nhiễm trùng huyết khiến tay chân bé bị tím đen dẫn đến hoại tử. Chỉ sau 2 tháng bệnh khởi phát, bé Q. phải cắt bỏ tứ chi mới bảo toàn được tính mạng.

Tiền Giang: Viêm màng não mô cầu, bé 2 tuổi buộc phải đoạn chi 5

Sau cơn sốt nóng, bé gái buộc phải cắt bỏ tứ chi mới bảo toàn được tính mạng.

Bố mẹ của bé vẫn luôn tự dằn vặt bản thân vì đã không đưa con đến bệnh viện sớm hơn để bây giờ con phải chịu nỗi đau tật nguyền suốt đời.

Hiểu hơn về bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis, còn gọi là khuẩn màng não cầu gây ra. Vi khuẩn này có thể tấn công qua lớp niêm mạc họng, gây ra bệnh não mô cầu dưới hình thức nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não. Khuẩn màng não cầu có thể truyền từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc thường xuyên trong gia đình. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng, chúng phát triển nhanh chóng làm cho tình trạng bệnh nhân càng trở nên tồi tệ, thậm chí tử vong.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn ở độ tuổi từ 15 đến 24. Mặc dù bệnh viêm não mô cầu không phổ biến nhưng bệnh phát triển rất nhanh, chuyển biến nguy hiểm.

Biểu hiện bệnh viêm não mô cầu

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi

– Sốt, bỏ bú, quấy khóc, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, sợ ánh sáng.

– Có thể lên cơn co giật, phát ban thành những chấm đỏ, tím hoặc những vết bầm tím lớn.

Đối với người lớn từ 15 tuổi trở lên

– Sốt, đau đầu, chán ăn.

– Buồn nôn, tiêu chảy, đau nhức cơ, sưng khớp, bất tỉnh.

– Phát ban thành những chấm màu đỏ, tím, xuất hiện nhiều vết bầm tím lớn trên cơ thể.

Tiền Giang: Viêm màng não mô cầu, bé 2 tuổi buộc phải đoạn chi 6

Khi có dấu hiệu của bệnh viêm não mô cầu cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)

Khi phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có những dấu hiệu trên, cần đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, đe dọa đến tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.

Phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu

Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm não mô cầu là giữ vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống sạch sẽ. Bên cạnh đó, mọi người cần hết sức lưu ý một vài vấn đề sau:

– Khi hắt hơi nên che miệng để phòng bệnh cho những người xung quanh.

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

– Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu.

Tags:

Bài viết liên quan