Mẹ và Con - Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.  

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư cổ tử hiện đang xếp thứ hai trong danh sách những loại bệnh thường gặp ở nữ giới. Trong đó, hơn 95% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Cho đến thời điểm hiện tại, ung thư cổ tử cung vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên cách duy nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh chính là tiêm ngừa vắc xin.  

Tầm quan trọng của tiêm ngừa vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Trên thực tế, virus HPV – nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung rất dễ lây lan. Một khi đã xâm nhập vào được biểu mô cổ tử cung, virus HPV sẽ âm thầm gây ra các biến đổi của tế bào (có thể kéo dài từ 10 đến 20 năm), với biểu hiện viêm nhiễm, tổn thương đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, dẫn đến ung thư cổ tử cung tại chỗ và xâm lấn. Theo thống kê, hiện có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó tuýp 16,18 được xem là tuýp có nguy cơ gây ung thư cao nhất.  

Hiện nay, tiêm vắc xin vẫn đang được xem là biện pháp chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất. Theo các bác sĩ, vắc xin phòng HPV khá an toàn, có khả năng bảo vệ các chị em khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV nói chung, và ung thư cổ tử cung nói riêng. Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả nữ giới ở độ tuổi từ 9 đến 26 nên sớm tiêm loại vắc xin này, để được bảo vệ một cách tốt nhất trước khi phơi nhiễm loại virus này.

Những ai nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?

Vì khả năng bảo vệ của vắc xin phòng HPV có hiệu quả lên đến 30 năm, nên theo các chuyên gia, tất cả chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Cụ thể, hiện nay tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất kể đã từng quan hệ tình dục hay chưa. 

đối tượng tiêm ngừa cổ tử cung

Người từng bị nhiễm virus HPV có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không? 

Theo cá bác sĩ, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung hiện vẫn có tác dụng đối với những người đã từng quan hệ tình dục, hay thậm chí là đã từng nhiễm virus HPV. Vì như đã nói, virus HPV rất dễ lây lan, và có tỷ lệ tái nhiễm cao. Nghĩa là sau khi cơ thể đào thải virus HPV xong, thì vẫn có nguy cơ nhiễm lại chúng một lần nữa. Theo các chuyên gia, miễn dịch tự nhiên của con người không đủ sức mạnh để phòng ngừa sự tái nhiễm, nhưng vắc xin phòng HPV lại có thể làm được điều này.

Ngoài ra, virus HPV có rất nhiều loại khác nhau. Do đó, việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đó, thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm đối với những tuýp HPV khác.

Các loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung 

Tại Việt Nam hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng HPV được đưa vào sử dụng chính là: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Cả hai có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng tuýp HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, cũng như lịch tiêm và tác dụng phòng ngừa.

vaccine tiêm ngừa cổ tử cung

Vắc xin Cervarix (Bỉ)

Vắc xin Cervarix có khả năng phòng ngừa 2 chủng virus gây u nhú ở người là: tuýp 16 và 18. Vắc xin này hiện đã được phê duyệt để sử dụng cho đối tượng nữ giới ở độ tuổi từ 10 tới 25,  nhằm ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Lịch tiêm 3 mũi vắc xin Cervarix

  • Mũi 1: ngày tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: sau mũi đầu tiên một tháng 
  • Mũi 3: sau mũi đầu tiên 6 tháng 

Lưu ý về lịch tiêm vắc xin Cervarix: trong trường hợp chị em cần thay đổi lịch tiêm chủng, thì mũi tiêm thứ 2 có thể được thực hiện vào thời điểm từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi thứ đầu tiên; và mũi thứ 3 sẽ được tiêm vào thời điểm từ 5 đến 12 tháng sau mũi đầu tiên. Hiện tại, chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại loại vắc xin này. 

Tác dụng của vắc xin Cervarix: Phòng ngừa bệnh lý ung thư cổ tử cung

Thời điểm tốt nhất để chủng ngừa HPV là trước khi bạn bắt đầu có hoạt động tình dục. Đó là lý do tại sao Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến nghị nên tiêm vắc-xin này ở tuổi 11 hoặc 12, hoặc mũi sớm nhất có thể bắt đầu khi 9 tuổi. Nếu trẻ 13 tuổi trở lên và chưa được tiêm phòng, bạn vẫn có thể tiêm vắc-xin khi qua tuổi 26. Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi

Vắc xin Gardasil (Mỹ)

Theo nghiên cứu, vắc xin Gardasil có khả năng bảo vệ cơ thể chúng ta trước 4 chủng virus HPV gây u nhú ở người, chính là: tuyp 6, 11, 16 và 18. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration) Mỹ đã phê chuẩn việc sử dụng vắc xin Gardasil cho đối tượng nữ giới đang ở trong độ tuổi từ 9 đến 26, với vai trò phòng tránh mụn cóc sinh dục, phòng ngừa ung thư ở cổ tử cung, âm đạo, âm vật và cả hậu môn. 

lợi ích tiêm ngừa cổ tử cung

Lịch tiêm 3 mũi vắc xin Gardasil  

  • Mũi 1: ngày tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: sau mũi đầu tiên 2 tháng 
  • Mũi 3: sau mũi đầu tiên 6 tháng 

Lưu ý, trong trường hợp các chị em không tiêm được đúng lịch theo phác đồ, có thể linh động áp dụng lịch tiêm sau: Mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng; và mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Tác dụng của vắc xin Gardasil: giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn

Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV

Hiện nay, tiêm ngừa vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả nữ giới ở độ tuổi từ 9 đến 29. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có được, bạn cũng nên lưu ý về một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung như:

  • Xuất hiện quầng đỏ, đau hoặc sưng ở vị trí tiêm
  • Đau đầu, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi
  • Đau cơ, đau khớp
  • Buồn nôn 
  • Nổi mề đay;
  • Rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy

Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được giải đáp và thăm khám kịp thời. 

Bài viết liên quan