Mẹ và Con - Bất kỳ phương pháp làm đẹp nào cũng sẽ có những nhược điểm nhất định. Đặc biệt là những phương pháp cần tiêm như filler. Cùng giải đáp thắc mắc tiêm filler có hại về sau không sau đây để có được lựa chọn phù hợp, bạn nhé!

Một trong những xu hướng làm đẹp được nhiều người yêu thích hiện nay chính là tiêm chất làm đầy để xóa bỏ những nếp nhăn và giúp gương mặt đầy đặn hơn. Tuy nhiên, những tác dụng phụ của phương pháp này vẫn thường xảy ra. Chính vì vậy tiêm filler có hại về sau không là thắc mắc được nhiều bạn quan tâm.

Tiêm filler là gì ?

Filler hay có tên gọi khác là chất làm đầy. Trong thẩm mỹ, filler thường được dùng để xóa bỏ các nếp nhăn cũng như bỏ những nếp nhăn li ti trên da mặt. Từ đó làn da sẽ được trẻ hóa. Tiêm filler là gì?

Đây là thủ thuật tiêm hợp chất làm đầy tự nhiên hoặc tổng hợp vào các đường, nếp gấp và mô của khuôn mặt để làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và phục hồi sự căng đầy trên khuôn mặt, giảm dần các dấu hiệu của thời gian.

Khi tiêm filler sẽ được tiêm bên dưới da hay còn được gọi là chất độn da và chất làm đầy, chất làm đây mô mềm. Khi tiêm sẽ giúp giảm nếp nhăn trên da khi cười và có công dụng làm đầy má, môi cũng như điều trị sẹo rỗ hiệu quả.

Tiêm filler là gì

Tiêm filler có hại về sau không?

Chắc hẳn đây là câu hỏi của nhiều bạn đang quan tâm đến phương pháp này đúng không nào. Dù là phương pháp làm đẹp nào cũng sẽ để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là những phương pháp cần tiêm vào trong da như tiêm filler càng dễ gây ra tác dụng phụ hơn. Sau đây là những tác dụng phụ khi tiêm filler thường gặp.

Tác dụng phụ của tiêm filler thường gặp

Theo Viện Hàn lâm da liễu Hoa Kỳ, những tác dụng phụ sau đây sẽ có thể xảy ra xung quanh vị trí tiêm, có thể xuất hiện ngay lập tức nhưng nhanh chóng biến mất trong vòng 7 – 14 ngày:

  • Đỏ
  • Sưng tấy
  • Đau đớn
  • Bầm tím
  • Có cảm giác ngứa
  • Phát ban

Tác dụng phụ hiếm gặp

Tiêm filler có hại về sau không? Bên cạnh những tác dụng thường gặp ngay sau khi tiêm filler thì vẫn có những tác dụng phụ  sau khi tiêm filler một thời gian mới xuất hiện như: 

  • Nhiễm trùng
  • Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm
  • Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quang vị trí tiêm, có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ
  • U hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy
  • Sự di chuyển của các chất độn từ vùng này sang vùng khác
  • Chấn thương mạch máu
  • Có thể bị mù, xảy ra khi tiêm filler vào động mạch làm ngăn chặn lưu lượng máu đến mắt
  • Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy vào động mạch

tiêm filler có hại về sau không

Các loại filler thường gặp

Filler cũng giống như những phương pháp làm đẹp khác sẽ chia thành nhiều dòng khác nhau. Và mỗi loại filler sẽ mang một ưu điểm riêng. Sau đây là những dòng filler phổ biến nhất hiện nay:

Axit hyaluronic (HA)

Đây là hoạt chất dạng gel và xuất hiện trong cơ thể. Các thành phần HA được dùng để chăm sóc làn da và giúp làm đầy, căng bóng những vị trí trên gương mặt như: làm mờ nếp nhăn, căng bóng da, giúp cung cấp độ ẩm đặc biệt là những vị trí như: vùng quanh mắt, môi và trán.

Do cơ thể sẽ tái hấp thu lượng axit hyaluronic dần theo thời gian nên hiệu quả của phương pháp này chỉ kéo dài khoảng 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, nhờ vào các nghiên cứu và phát triển các chất làm đầy da, tác dụng của axit hyaluronic thường sẽ kéo dài 12 tháng hoặc lâu hơn.

Canxi hydroxylapatite (CaHA)

Đây là loại filler sử dụng các hạt canxi siêu nhỏ trong một loại gel và được tiêm bên dưới da. Theo như Hội đồng phẫu thuật thẩm mỹ của Hoa Kỳ (ABCS), gel canxi hydrolapatite có đặc tính là độ đậm đặc cao hơn so với HA. Chính vì vậy, CaHA phù hợp điều trị các nếp nhăn sâu.

Axit poly-L-lactic

Axit phân hủy sinh học này còn giúp kích thích quá trình sản sinh collagen thay vì làm đầy những nếp nhăn. Từ đó, sẽ mang lại sự săn chắc tự nhiên cho làn da và giúp giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn. Tuy không mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng hiệu quả của axit poly-L-lactic sẽ xuất hiện từ từ và kéo dài ít nhất 2 năm, khiến nó trở thành một filler có tác dụng bán vĩnh viễn.

Polymethylmethacrylat (PMMA)

Đây là dạng filler được cấu tạo từ những hạt siêu nhỏ (microspheres) cùng hàm lượng collagen giúp làm đầy da. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu về nhựa cũng như thẩm mỹ Polymethylmethacrylat (PMMA) có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Mặc dù đây là loại filler có công dụng vĩnh viễn vì chúng có thể kéo dài đến 5 năm, nhưng đây không phải là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ thẩm mỹ. Vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh những dòng filler có tác dụng càng kéo dài thì sẽ càng gây ra biến chứng càng cao. Chẳng hạn như gây nhiễm trùng hay những nốt sần trên da.

Tiêm mỡ tự thân (ghép mỡ)

Kỹ thuật cấy mỡ tự thân là phương pháp dùng mỡ từ những bộ phận khác trên cơ thể ví dụ như: mông,  đùi, bụng… sau đó trải qua nhiều quy trình khác nhau để ra được “thành phẩm” sau đó cây vào cơ thể bằng cách bác sĩ sẽ hút mỡ để lấy các mô mỡ bằng cách đưa một ống rỗng vào cơ thể qua các vết rạch trên da.

Phương pháp này bắt buộc bạn phải sử dụng thuốc an thần trong quá trình thực hiện. Sau đó, bạn sẽ mất 1 – 2 tuần để hồi phục. Trong hầu hết các trường hợp, ghép mỡ sẽ mang lại kết quả lâu dài.

Tiêm mỡ tự thân

Ứng dụng của phương pháp tiêm filler là gì?

Dưới đây là một số ứng dụng của phương pháp tiêm filler trong thẩm mỹ hiện nay:

  • Làm phẳng sẹo
  • Xóa nếp nhăn
  • Làm đầy các rãnh
  • Chống lão hóa và săn chắc da

Làm đẹp là nhu cầu cơ bản của mọi người, đặc biệt là phái đẹp. Mẹ và Con hy vọng rằng với những thông tin trên đây, sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc tiêm filler có hại về sau không? Bên cạnh đó, các bạn sẽ hiểu hơn về những phương pháp làm đẹp nhé!

>> Xem thêm: 6 cách làm đẹp bằng đu đủ cho làn da vạn người mê

Bài viết liên quan