Một số người có thể cảm thấy lạnh hơn những người khác mà không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, thường xuyên cảm thấy lạnh có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như suy giáp, thiếu máu thiếu sắt…
Thường xuyên cảm thấy lạnh do chứng chán ăn tâm thần
Chứng chán ăn tâm thần là gì?
Chán ăn tâm thần là một chứng rối loạn ăn uống gây ra chứng không dung nạp thực phẩm. Người mắc chứng chán ăn tâm thần sợ tăng cân.
Kết quả là, những người này có thể thực hiện các hành vi giảm cân quá mức, như ăn kiêng và tập thể dục quá mức. Trọng lượng cơ thể và tình trạng mất cơ khiến người mắc chứng chán ăn tâm thần nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
Các triệu chứng chán ăn tâm thần khác bao gồm:
- Trầm cảm
- Khô miệng
- Da khô, sạm màu, vàng da
- Lông mịn che phủ da
- Trí nhớ kém
- Xương mỏng đi
Điều trị
Điều trị chứng chán ăn tâm thần tập trung vào việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và thực hành thói quen tập thể dục và ăn uống an toàn.
Một số người mắc chứng chán ăn tâm thần có thể phải nhập viện hoặc điều trị nội trú để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài ra, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) hoặc liệu pháp trò chuyện có thể giúp hỗ trợ về mặt tinh thần đối với người bệnh.
Thuốc chẹn Beta khiến cơ thể dễ cảm thấy lạnh
Các loại thuốc chẹn beta như metoprolol có thể ảnh hưởng đến lượng máu đến tay và chân của bạn, khiến bạn thường xuyên cảm thấy lạnh. Những loại thuốc này làm chậm nhịp tim, cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ xem bạn có nên đổi thuốc hay không nếu nghi ngờ thuốc chẹn beta khiến bạn cảm thấy lạnh. Trong khi chờ đợi kết luận từ bác sĩ, bạn có thể giữ ấm tay và chân bằng cách đeo găng tay và tất dày.
Thường xuyên cảm thấy lạnh do tình trạng đường huyết
Bệnh thần kinh ngoại biên gây tổn thương các dây thần kinh ở tay và chân, là một biến chứng của lượng đường trong máu cao không được điều trị. Khi bệnh thần kinh ngoại biên phát triển, bạn sẽ bị tê và đôi khi đau ở tay và chân vì các dây thần kinh ngoại biên này cũng chịu trách nhiệm gửi thông điệp đến não về cảm giác nhiệt độ nên tay và chân của bạn có thể cảm thấy lạnh.
Bên cạnh đó, hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp có thể gây ớn lạnh. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị hạ đường huyết nếu dùng quá nhiều insulin hoặc không ăn đủ lượng carbs.
Các nguyên nhân khác gây hạ đường huyết bao gồm:
- Một chế độ ăn uống mất cân bằng
- Đi quá lâu mà không ăn
- Hành kinh
Giải pháp
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh và có các triệu chứng của bệnh tiểu đường như mờ mắt, khát nước và đi tiểu thường xuyên, không nên tự điều trị tại nhà. Tốt nhất hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ăn uống cân bằng, tập thể dục và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cảm thấy lạnh do mất nước
Không thể làm ấm cơ thể có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần uống nhiều nước hơn. Nước chiếm hơn 2/3 trọng lượng cơ thể bạn. Và nước có vai trò giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Nếu bạn uống đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và giải phóng nhiệt từ từ, giữ nhiệt độ cơ thể của bạn ở mức thoải mái nhất. Càng ít nước, cơ thể bạn càng nhạy cảm hơn với nhiệt độ khắc nghiệt.
Nên làm gì?
Nếu bạn nghi ngờ mình thường xuyên cảm thấy lạnh là do mất nước, không uống đủ nước, hãy cố gắng để cân đo lượng nước uống mỗi ngày và bổ sung 2 lít nước trong một ngày. Nếu có triệu chứng mất nước, cần bổ sung chất điện giải và chất lỏng bị mất ngay lập tức. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch (IV).
Suy giáp làm thay đổi cách cơ thể cảm nhận nhiệt độ
Luôn cảm thấy lạnh là triệu chứng phổ biến của bệnh suy giáp, nghĩa là tuyến giáp của bạn tiết ra lượng hormone tuyến giáp thấp. Quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại nếu không có lượng hormone tuyến giáp phù hợp, khiến bạn không thể tạo ra đủ nhiệt.
Các triệu chứng suy giáp khác bao gồm:
- Tóc và da khô
- Rụng tóc hoặc tóc mỏng
- Kinh nguyệt nhiều hơn hoặc không đều hơn bình thường
- Tăng cân không rõ nguyên nhân
Các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp mà cơ thể bạn không tạo ra sẽ điều trị chứng suy giáp. Tuy nhiên, cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm với sức khỏe.
Thiếu máu thiếu sắt khiến bạn dễ cảm thấy lạnh hơn
Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những thủ phạm phổ biến nhất khiến bạn thường xuyên cảm thấy lạnh. Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể để tạo ra nhiệt.
Hàm lượng sắt thấp có thể làm chậm hoạt động của tuyến giáp, dẫn đến suy giáp và khiến bạn cảm thấy lạnh. Các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt khác bao gồm:
- Móng tay dễ gãy
- Khó tập trung
- Da nhợt nhạt
- Hụt hơi
Cảm thấy lạnh do thiếu ngủ
Ngủ không đủ giấc sẽ tàn phá hệ thống thần kinh của bạn, điều này có thể làm thay đổi hệ thống cơ thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của bạn. Rối loạn chức năng trao đổi chất có thể dẫn đến việc bạn thường xuyên cảm thấy lạnh.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy lạnh. Hãy theo dõi xem ngoài triệu chứng cảm thấy lạnh thì cơ thể còn đang có những dấu hiệu báo động nào hay không để kịp thời thăm khám và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé.