Mẹ&Con - Một tỷ lệ lớn nam giới Việt Nam cho rằng trách nhiệm của mình với gia đình gọn trong chữ “Tiền lương”. Mỗi tháng các anh đưa cho vợ từ một nửa đến 2/3 tiền lương là xem như… xong việc. Tất tần tật mọi thứ còn lại, vợ phải gánh vác, xoay sở, lo toan... Đồ vô tích sự!!! Khi nhà không có đàn ông... Tuyệt chiêu trị chồng… lười việc nhà

Chỉ cần làm một khảo sát nho nhỏ trong phạm vi bạn bè, người thân… Bất kỳ ai cũng… tá hỏa nhận ra rằng sau khi kết hôn, trong khi trách nhiệm của hầu hết phụ nữ ngày một nặng nề hơn thì một tỷ lệ không nhỏ đàn ông ngày càng trở nên… “vô tích sự” trong chính ngôi nhà của mình. Ngoài việc kiếm tiền (cũng đi làm một ngày 8 tiếng đồng hồ như vợ), có đến trên 70% nam giới Việt Nam hiện nay chỉ chạm tay rất ít vào cái gọi là công việc nhà.

Vậy chứ cô còn muốn gì ở tôi nữa?
Một buổi trưa chủ nhật yên tĩnh trong khu tập thể, mọi người bỗng… giật nẩy người vì những tiếng loảng xoảng của chén đĩa vang lên từ phía ngôi nhà của một đôi “uyên ương” mới cưới được vài năm.

Sợ vợ chồng còn “trẻ người non dạ”, lúc nóng nảy dễ thiếu kiềm chế nên hàng xóm lật đật túa sang, lựa lời khuyên giải. Trước mặt bao nhiêu bà con hàng xóm, cô vợ 25 tuổi bù lu bù loa: “Đấy anh xem có ai giống như anh không? Vợ mới sinh được mấy tháng, túi bụi với bao nhiêu công việc mà chồng chẳng mó tay vào được một việc nhỏ như quét nhà, lau nhà, rót ly nước hay đổ thùng rác. Áo quần anh thay ra là vứt đó. Cơm canh đi về có sẵn cho anh ăn. Ăn xong cũng chẳng rửa sơ được cái chén mà đem úp. Anh chờ tôi hầu anh cũng vừa vừa chứ? Tôi cũng đi làm ngày 8 tiếng, anh làm được tích sự gì trong cái nhà này…?”

Đáp lại lời vợ, anh chồng gần 30 tuổi hung hăng múa tay múa chân, nhăn nhó: “Vậy chứ cô muốn cái gì ở tôi nữa? Tôi đi làm về, hàng tháng đưa cho cô hết phân nửa tiền lương rồi còn gì? Có chút công việc nhà cũng xoay sở không xong. Mẹ tôi nuôi đến 5 người con, cả đời có sao đâu? Cô mới có một đứa con mà suốt ngày la chồng, mắng con cứ như là cô khổ sở, cực nhọc lắm đấy!”

Thứ đàn ông… vô tích sự 4

Thứ đàn ông… vô tích sự. (Ảnh minh họa)

Hàng xóm nghe hai vợ chồng đối thoại mà chỉ biết “bó tay chấm com”, anh chồng tuổi đã 30 mà phát biểu cứ như… đứa trẻ lớn xác. Điều đáng nói là nghe câu chuyện ấy rồi, khối vợ chồng khác trong khu tập thể bỗng… giật mình nhận ra chuyện này hao hao nhà mình.

Quả thật, chỉ cần nhìn một vòng các gia đình xung quanh, bạn đã dễ dàng nhận thấy rằng: Một tỷ lệ lớn nam giới Việt Nam cho rằng trách nhiệm của mình với gia đình gọn trong chữ “Tiền lương”. Mỗi tháng các anh đưa cho vợ từ một nửa đến 2/3 tiền lương là xem như… xong việc. Tất tần tật mọi thứ còn lại, vợ phải gánh vác, xoay sở, lo toan…

Thế nên mới có chuyện cười ra nước mắt rằng hai vợ chồng dẫn nhau ra tòa, làm thủ tục li dị, người hòa giải hỏi nguyên nhân. Cô vợ được dịp gào lên ngay: “Tôi bận việc không đi đón con được. Nhờ anh ấy, anh ấy ậm ừ rồi để thằng nhỏ đứng một mình trước cổng trường đến hơn 1 tiếng đồng hồ. Tôi nổi xung lên hỏi thì anh ấy bảo là bị… kẹt xe nên tới trễ, làm gì mà dữ vậy? Trời đất, có người cha nào vô trách nhiệm đến thế không? Chồng mà đến thế thì tôi sống một mình còn sướng hơn ấy chứ”

Bổn phận của phụ nữ là phải cung phụng chồng?
“Ngắm nghía” lại một chút tình hình của những gia đình Việt Nam, chợt nhận ra một nghịch lý cực kỳ lớn: Dù cũng đi làm 8 tiếng/ngày, thậm chí công việc có phần vất vả hơn, thu nhập cao hơn nhưng người phụ nữ nào về đến nhà cũng phải gồng gánh hầu như tất cả các công việc linh tinh, không tên trong nhà.

Từ đi chợ nấu cơm, đến giặt giũ, quét dọn, lau chùi… May lắm thì nhờ chồng phơi giùm được vài ba bộ đồ, vợ đã phải cảm ơn rối rít như thể chồng làm được điều gì to tát lắm? Chưa kể, khi có con cái một tay vợ gánh vác việc tắm rửa cho con, cho con bú, cho con ị, chăm con từ bữa ăn giấc ngủ… Còn chồng thì chỉ thỉnh thoảng làm duy nhất một việc là… ẵm con, đùa giỡn với con một chút rồi trả ngay lại cho vợ khi đứa trẻ “làm xấu”.

Nhiều người vợ “khóc thét”: “Thôi, ở đó mà trông mong vào trách nhiệm của mấy ổng? Mở miệng ra là mấy ổng bảo chăm nom nhà cửa là việc của đàn bà. Ủi cho ổng cái áo thun hơi nhăn, ổng cũng la mắng như thể mình là con vợ quá tệ? Song, chả bao giờ ổng nhìn lại được rằng trong nhà thực tế ngoài chuyện kiếm tiền, mấy ổng lo được gì cho mái ấm hay dạy bảo con cái… ”

Lấy chồng cũng khổ, mà không lấy chồng cũng khổ. Ôi, cái số đàn bà muôn đời chỉ quanh quẩn trong chữ “khổ” mà thôi!

Tags:

Bài viết liên quan