Mẹ và Con - Nhiều người trong chúng ta hay ngồi bắt chéo chân mỗi khi làm việc, xem TV, ăn uống... Thói quen tưởng vô hại, thậm chí là một dáng ngồi thanh lịch với phụ nữ, nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng đấy.

Bạn có biết rằng, một số bác sĩ và chuyên gia y tế đề nghị tránh ngồi bắt chéo chân? Có lẽ đối với nhiều người, đây chỉ là một thói quen ngồi thoải mái, nhưng tốt nhất bạn nên xem xét việc từ bỏ thói quen này để bảo vệ sức khỏe của mình.

Thói quen ngồi bắt chéo chân

Cứ 10 người thì có ít nhất 3-4 người ngồi bắt chéo chân. Có thể nói, đây là một thói quen, một tư thế ngồi vô cùng phổ biến đối với nhiều người.

Một số người cho rằng, tư thế này giúp thể hiện quyền lực trong giao tiếp, giúp họ chứng tỏ được bản lĩnh đối với đối phương. Lâu dần, điều này đã trở thành thói quen khó bỏ. Hoặc với một số người thì tư thế ngồi bắt chéo chân được cho là tư thế phòng thủ khi một ai đó đang trong trạng thái căng thẳng và lo sợ đối phương soi xét mình. 

Ngoài biểu đạt trạng thái tâm lý, tư thế ngồi bắt chéo chân còn là một tư thế ngồi quen thuộc với nhiều người vì họ cho rằng việc ngồi ở tư thế này sẽ giúp họ cảm thấy đỡ căng thẳng ở lưng dưới. 

Thói quen ngồi bắt chéo chân

Vì sao không nên ngồi bắt chéo chân?

Có rất nhiều chuyên gia, bác sĩ đã phản đối tư thế ngồi bắt chéo chân. Tại sao tư thế này lại không được khuyến khích đến như vậy? Dưới đây sẽ là một số lý do bạn không nên ngồi bắt chéo chân:

Đau mỏi đầu gối (thoái hóa khớp)

Tác hại đầu tiên của việc ngồi bắt chéo chân chính là bạn phải chịu những cơn đau ở vùng đầu gối và đối mặt với nguy cơ bị thoái hóa khớp gối.

Khi bạn ngồi bắt chéo chân, bạn tạo ra một áp lực không đều trên hai bên đầu gối. Điều này có thể làm căng các dây chằng và cơ xung quanh đầu gối, khiến cho các xương và bánh chè phải chịu áp lực và ma sát với nhau nhiều hơn.

Khi áp lực và ma sát này tiếp diễn trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến tình trạng thoái hoá khớp, gây ra sưng đau, khó di chuyển và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến đầu gối.

Đau hông

Ngồi bắt chéo chân thường xuyên có thể làm tăng áp lực lên một bên hông và khớp hông, làm biến dạng dần dần hông do sự mất cân đối giữa hai bên hông. Sự mất cân đối này không chỉ gây ra tình trạng đau hông mà còn dẫn đến sự căng thẳng ở phần lưng dưới, gây ra các triệu chứng đau lưng và mệt mỏi.

Với những ai càng ngồi nhiều thì bạn sẽ càng dễ gặp hiện tượng đau hông này. Bạn sẽ thấy một bên hông của mình đau nhói như có kim đâm vào, vô cùng mỏi và khó có thể ngồi bình thường được.

Nếu bạn ngồi bắt chéo chân, bạn phải thường xuyên kéo giãn cơ hông của mình. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phương án khắc phục tạm thời chứ không thể giải quyết triệt để tình trạng đau hông do ngồi bắt chéo chân được. 

Xem thêm: Ngồi hay rung chân có phải là biểu hiện của bệnh lý?

Đau cổ và lưng

Bắt chéo chân khi ngồi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chân, khớp gối, khớp hông mà còn tác động đến cả vùng cổ và lưng của bạn. Ngồi bắt chéo chân thường dẫn đến việc bạn không duy trì được tư thế ngồi đúng đắn. Khi một chân đặt lên trên chân kia, hông và xương chậu có xu hướng bị lệch, gây ra sự mất cân đối ở phần trên cơ thể.

Sự mất cân đối này không chỉ làm tăng áp lực lên cột sống dưới, mà còn tạo ra sự căng thẳng và áp lực trên phần giữa và phần trên của lưng, cũng như cổ.

Với thời gian dài, tư thế ngồi bắt chéo chân này có thể dẫn đến các vấn đề về cột sống như đau lưng, đau cổ và các vấn đề cơ xương khác.

tác hại khi ngồi bắt chéo chân

Ảnh hưởng tới tư thế dáng đi

Khi bạn thường xuyên ngồi bắt chéo chân, việc này có thể tạo ra một sự mất cân đối trong cơ và dẫn đến lệch hông. Điều này không chỉ làm thay đổi tư thế khi đứng mà còn ảnh hưởng đến cách chúng ta di chuyển, dễ dẫn đến các vấn đề về xương khớp trong tương lai.

Thói quen ngồi này có thể làm biến dạng hình dáng chân và dẫn đến việc đi chân vẹo.

Tăng huyết áp

Ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và giảm lưu thông máu ở chân. Điều này không chỉ gây ra cảm giác mỏi chân và sưng tấy mà còn làm tăng huyết áp tạm thời. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngồi bắt chéo chân có thể gây ra sự gia tăng áp lực lên hệ thống tuần hoàn và tăng huyết áp.

Tư thế ngồi đúng, giúp hạn chế tác động đối với cơ xương khớp

Ngày nay, hầu hết chúng ta do công việc mà phải ngồi trong một thời gian dài. Vì thế, việc duy trì một tư thế ngồi đúng là vô cùng quan trọng để giữ cho cơ xương khớp không bị tổn thương và không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Để có một tư thế ngồi chuẩn nhất, bạn nên lưu ý khi ngồi cần đặt hai chân song song với bề mặt đất. Tư thế ngồi này sẽ giúp hạn chế gây áp lực lên phần xương chậu hoặc cột sống của bạn. 

tư thế ngồi đúng

Với chị em phụ nữ, để giữ tư thế ngồi thanh lịch, bạn có thể chụm hai đầu gối với nhau hoặc vắt chéo hai mắt cá chân. Tư thế ngồi này vừa thoải mái, vừa giúp bạn ghi điểm bởi dáng ngồi đẹp và đặc biệt là không ảnh hưởng đến đầu gối, cổ, lưng,…

Nhìn chung, ngồi bắt chéo chân là một tư thế ngồi sai và nếu bạn duy trì tư thế ngồi này trong một thời gian dài thì sẽ vô cùng có hại cho sức khỏe. Nếu bạn đang quen với tư thế ngồi bắt chéo chân thì hãy nhanh chóng thay đổi trước khi quá muộn bạn nhé.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.