Mẹ và Con - Là tín đồ của bộ môn thiền, bạn đã nghe qua khái niệm thiền yêu thương (Metta meditation)? Liệu phương pháp thiền này có gì mà ngày càng được yêu thích? 

Theo định nghĩa từ các chuyên gia, thiền yêu thương (hay tên tiếng Anh là Metta meditation) chính là một trong những phương pháp thiền truyền thống của Phật giáo Ấn Độ. Theo đó, thiền yêu thương được biết đã triển từ hàng ngàn năm trước.

Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về phương pháp thiền yêu thương độc đáo này nhé! 

Thiền yêu thương là gì ? 

Xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, thiền yêu thương (Metta meditation) được xem là phương pháp thiền truyền thống của Phật giáo Ấn Độ. Tính đến thời điểm hiện tại, thiền yêu thương đã xuất hiện rất nhiều biến thể khác nhau.

Thế nhưng tựu chung lại, chúng đều sử dụng kỹ thuật chính là đọc những cụm từ có khả năng gợi cảm xúc tích cực, với mục đích nhằm nuôi dưỡng nguồn năng lượng yêu thương cho bản thân và mọi vật xung quanh. 

Nghiên cứu từ Đại học North Carolina và Michigan vào năm 2008 đã chỉ ra rằng, việc luyện tập phương pháp thiền yêu thương (metta meditation) trong vòng 7 tuần liên tục có thể giúp bản thân chúng ta gia tăng các cảm xúc tích cực như biết ơn, luôn vui vẻ và hài lòng với mọi thứ xung quanh… 

thiền yêu thương là gì

Thiền yêu thương mang lại những công dụng kỳ diệu. 

Bên cạnh đó, thiền yêu thương còn giúp người thực hiện giảm bớt những triệu chứng lo âu, căng thẳng hay thậm chí là triệu chứng trầm cảm. Không chỉ vậy, những ai có các bệnh mãn tính về thể chất từ trước như đau đầu, thường xuyên cảm thấy nhức mỏi thì việc tập luyện phương pháp thiền yêu thương cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Đặc biệt đối với nữ giới, thiền yêu thương còn có khả năng giúp làm chống lão hoá da vô cùng hiệu quả. 

Vậy thiền yêu thương được thực hiện như thế nào là đúng cách? Dựa theo hướng dẫn từ Tiến sĩ Helen Weng và Thạc sĩ Candace Hander, một bài tập thiền yêu thương thường kéo dài trong khoảng từ 5 đến 45 phút mỗi ngày, và kéo dài liên tục trong vòng ít nhất 2 tuần với các bước cụ thể như sau: 

Các bước thực hiện thiền yêu thương 

Bước 1: Chuẩn bị một không gian lý tưởng với âm thanh và mùi hương dịu nhẹ 

Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị một không gian thanh tĩnh, với âm thanh và những nốt hương dịu nhẹ để có thể bắt đầu thực hành bài thiền một cách thư giãn cũng như tập trung nhất.

Bên cạnh đó, một không gian yên tĩnh, chỉ có một mình bạn sẽ giúp cho quá trình thiền yêu thương diễn ra trôi chảy mà không bị gián đoạn. Và dĩ nhiên, đừng quên tắt điện thoại cũng như thiết bị khiến bạn bị phân tâm trong lúc thiền. 

Để bản thân cảm thấy được thư giãn hơn, bạn có thể chọn những bản nhạc không lời với giai điệu nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể sử dụng một ít tinh dầu để tạo hương thơm. Phương pháp này được gọi là thiền yêu thương kết hợp mùi hương và âm thanh. 

Bước 2: Lựa chọn tư thế thiền yêu thương phù hợp 

Theo các chuyên gia, bạn nên lựa chọn một tư thế thoải mái nhất, kết hợp với việc hít thở đều và bắt đầu cảm nhận không gian xung quanh một cách sâu sắc nhất. 

Theo đó, một số tư thế thoải mái giúp chúng ta tăng khả năng tập trung như: 

  • Thả lỏng cơ mặt, mắt khép hờ 
  • Ngồi thẳng lưng, mở rộng lồng ngực 
  • Thả lỏng cổ và vai 
  • Hơi hạ thấp phần cằm để dễ dàng cho việc hít thở. 
  • Thả lỏng hai tay, hoặc đặt tay lên đầu gối. 
  • Hông thả lỏng, vùng đùi hơi rời khỏi mặt phẳng mà chúng ta đang ngồi.

Sau khi đã có được tư thế ngồi phù hợp, bạn hãy chậm rãi nhắm mắt lại và bắt đầu hướng suy nghĩ của mình vào hơi thở, đồng thời cảm nhận không gian xung quanh chúng ta. 

Lợi ích thiền yêu thương

Bước 3: Hãy nói những lời yêu thương với chính mình

Theo các chuyên gia, việc nói những lời yêu thương với bản thân được cho là bước cốt lõi nhất của bài thiền yêu thương. Việc này bao gồm hai hành động chính đó là chiêm nghiệm và cầu bình an cho bản thân. 

Theo đó, hành động này thể hiện niềm tin nền tảng rằng bản thân chúng ta phải biết chấp nhận, yêu thương chính mình thì mới có thể làm điều tương tự với người xung quanh. 

Đầu tiên, bạn cần hít thở một vài hơi thật sâu, sau đó hay bắt đầu tưởng tượng về một khoảng thời gian mà bản thân chúng ta cảm thấy khó khăn về mặt thể chất, tinh thần. Lúc này, hãy để ý thật kỹ đến cảm giác của bản thân khi nghĩ đến những cảm xúc đó. Hãy xem liệu bản thân bạn có đang cảm thấy buồn, cảm thấy cáu gắt, bức bối, hay tiếc nuối, trống rỗng gì không? 

Có thể bạn quan tâm: Cáu gắt có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm

Và dù đó là cảm xúc thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi mục đích chính của hành động này đó chính là nhận diện điều bạn cảm nhận được trong vòng 15-30 giây.

Sau đó, bạn hãy tiếp tục tưởng tượng về những việc giúp bạn có thể chấm dứt được những phiền muộn còn vương vấn. Ví dụ như tưởng tượng ra một thứ ánh sáng bao bọc lấy vết thương hoặc cơ thể của chính bạn, rồi bắt đầu xoa dịu chúng theo từng nhịp thở đều đặn.

Lúc này, mỗi lần thở ra là lúc bạn thầm niệm các câu thần chú (mantra) như: Mong cho tôi được bình yên, mong cho bản thân tôi luôn được khỏe mạnh, mong cho tôi có thể tránh được nỗi đau đớn, sợ hãi, lo lắng và mong cho tôi có thể nhận ra nguồn cơn của giận dữ, thèm khát và lừa dối trong chính con người mình.

Trong lúc thực hành thiền yêu thương, nếu bản thân bạn bị phân tâm, hãy chậm rãi hướng tâm trí của chính mình trở lại với hình ảnh cũng như những suy nghĩ tích cực, và rồi lặp lại từng câu yêu thương trên. 

phương pháp thiền yêu thương

Bước 4: Thực hành nguyện cầu yêu thương cho những người thân 

Trong quá trình thực hành thiền yêu thương, bạn hãy dành một khoảng nghỉ để cảm thấy thoải mái hơn sau bước 3 và rồi sau đó hãy bắt đầu hướng suy nghĩ của bản thân đến mọi người xung quanh.

Đầu tiên là những người mà bạn yêu thương nhất. Đó có thể là bất kỳ ai, là một người bạn lâu năm, một người thân ở hiện tại, hay thậm chí là một người mà bạn yêu thương đã qua đời…Hãy tưởng tượng những người đó đang mỉm cười với bạn, đồng thời gửi đến bạn những lời nói yêu thương đầy ấm áp. 

Lúc này, bạn hãy từ từ đón nhận những điều đẹp đẽ ấy, và đáp lại bằng những lời nói yêu thương như ở bước 3 với ngôi xưng thay đổi cho phù hợp. 

Tiếp đến, đối với những người bạn cảm thấy không thương, cũng không ghét chẳng hạn như một người đồng nghiệp cũ bạn từng trò chuyện cùng, hay thậm chí là một người bạn hay đứng đợi xe cùng mà không biết mặt. Lúc này, bạn hãy tưởng tượng đến hình dáng của họ và sau đó lặp lại từ tức các câu đầy yêu thương như “Mong bạn được bình an, khỏe mạnh”.

Đối với mức độ khó hơn, bạn hãy tưởng tượng đến những người mà bạn đã hoặc đang có mâu thuẫn; những người mà bạn cảm thấy không thoải mái khi ở cùng. Lúc này, bạn hãy hít vào thật sâu, tưởng tượng đến những tổn thương mà họ có thể đã trải qua. Sau đó thở ra, và thực hiện nhắn gửi đến những người đó trong suy nghĩ rằng: “Mong bạn hạnh phúc, khỏe mạnh và không phải chịu đau đớn.” 

tác dụng thiền yêu thương

Trong quá trình thiền yêu thương, nếu cảm thấy những cảm xúc như đau lòng, tức giận vẫn còn quá mạnh ở bên trong bạn thì bạn có thể tạm dừng và sau đó từ từ quay lại khi đã sẵn sàng hơn để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Tóm lại, thiền yêu thương là một lựa chọn thật sự đáng cho bạn để cân nhắc, để tạo cảm giác tích cực hơn trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.